LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 134

bằng sáng chế cho các thiết bị đã được sử dụng (bằng sáng chế giả mạo) và
đòi tiền những người sử dụng các thiết bị này bằng cách đe dọa sẽ đưa ra tòa
vì tội vi phạm bản quyền.

[354]

Một vài nước chấp nhận cấp bằng sáng chế

cho các chất hóa học và dược phẩm (như một cách chống lại quy trình sản
xuất), mặc dù vậy, việc làm này đã bị Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại (TRIPS) của WTO cấm, ngoại trừ các nước nghèo
nhất (ngay cả những nước này cũng chỉ được miễn cho đến năm 2006 mà
thôi).

[355]

Những bộ luật này cung cấp một sự bảo vệ rất không thỏa đáng, nhất là

việc bảo vệ IPR của người nước ngoài; sau Hiệp định TRIPS, điều này đã
trở thành vấn đề gây căng thẳng chủ yếu (để biết thêm chi tiết, xem tài liệu
tham khảo được trích dẫn ở mục 2.3.3). Như đã nói bên trên, hầu hết các luật
sáng chế trong thế kỷ XIX đều rất lỏng lẻo trong việc kiểm tra tính nguyên
gốc của phát minh. Hơn nữa, như đã nói trong Chương 2, tại hầu hết các
nước, trong đó có Anh (trước năm 1852), Hà Lan, Áo và Pháp, việc công
dân những nước này xin cấp bằng sáng chế cho những phát minh được nhập
khẩu thường được chấp nhận một cách công khai. Liên quan đến luật sáng
chế, trường hợp của Thụy Sỹ và Hà Lan đáng được chú ý nhiều hơn.

[356]

Như đã đề cập trong Chương 2 (mục 2.2.6.B), năm 1869 Hà Lan đã bãi bỏ

luật sáng chế được thông qua vào năm 1817, bởi sự khiếm khuyết của bộ
luật này (ngay cả xét theo tiêu chuẩn của thời đó)

[357]

và bởi cả ảnh hưởng

của phong trào bài xích bằng sáng chế đang lan khắp châu Âu trong thời
gian đó. Do liên quan chặt chẽ đến phong trào ủng hộ tự do thương mại,
những bằng sáng chế bị nguyền rủa này được coi là không khác gì với
những thủ đoạn độc quyền khác.

[358]

Thụy Sỹ đã không công nhận bất kì quyền sở hữu trí tuệ (IPR) nào đối với

phát minh cho đến năm 1888, khi mà luật sáng chế – luật chỉ bảo hộ phát
minh trong lĩnh vực cơ khí (“những phát minh có thể được thể hiện dưới
dạng mô hình cơ khí”)

[359]

– được giới thiệu. Mãi đến năm 1907, một phần

là do mối đe dọa trừng phạt thương mại từ nước Đức để trả đũa việc Thụy
Sỹ sử dụng những phát minh trong lĩnh vực hóa học và dược phẩm của Đức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.