LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 193

Do có sự khác biệt như vậy, nên việc thiết lập một số cơ chế nhằm xã hội

hóa những rủi ro trong những khoản đầu tư đó trở nên cấp thiết. Trái với
quan điểm thông thường, điều này không đòi hỏi chính sách can thiệp trực
tiếp, như thuế bảo hộ hay các khoản trợ cấp, có thể được thực hiện bằng
cách thành lập các thiết chế có thể xã hội hóa những rủi ro trong những dự
án như vậy (xem thêm mục 4.3). Nhưng giải pháp thiết chế lại có những
hạn chế đáng kể. Thứ nhất, về bản chất, các thiết chế là hiện thân của
những nguyên tắc chung, và vì vậy có thể không hiệu quả khi giải quyết
những vấn đề liên quan đến từng ngành cụ thể. Thứ hai, phải mất một thời
gian dài mới có thể hình thành một thiết chế mới, như chúng tôi đã đề cập
trong Chương 3, và điều này có thể hạn chế khả năng của các nước để phản
ứng nhanh trước những thách thức mới. Kết quả là, trong nhiều trường hợp,
chính sách can thiệp, có tính tập trung hơn và nhanh chóng hơn, có thể
được ưa chuộng hơn là những giải pháp về mặt thiết chế.

Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ, đặc biệt là bằng chính sách ITT,

thường là biện pháp cần thiết nhằm xã hội hóa các rủi ro liên quan đến quá
trình phát triển của các ngành non trẻ. Nhưng điều này không có nghĩa rằng
chỉ có một cách duy nhất để thực hiện: bằng biện pháp bảo hộ.

[462]

Thảo

luận của tôi trong Chương 2 chỉ ra rằng có nhiều công cụ chính sách khác
nhau đã được sử dụng ở các quốc gia khác nhau, đó là kết quả của những
khác biệt liên quan đến sự lạc hậu tương đối về mặt công nghệ, các điều
kiện quốc tế, nguồn nhân lực sẵn có và nhiều vấn đề khác. Không cần phải
nói, ngay cả trong một nước, trọng tâm của chính sách khuyến khích có thể
– đúng hơn là phải – tiến triển theo thời gian cùng với các điều kiện đang
thay đổi ở mức độ quốc gia cũng như quốc tế. Thông thường, những quốc
gia thành công chính là những quốc gia có thể khéo léo điều chỉnh trọng
tâm chính sách của mình với những điều kiện đang thay đổi.

Việc sử dụng những chính sách can thiệp ITT tích cực là cần thiết, nhưng

thực tế này không ngụ ý rằng tất cả các quốc gia sử dụng những chính sách
kinh tế như vậy đều chắc chắn sẽ thành công. Như chúng ta đã thấy từ kinh
nghiệm của rất nhiều nước đang phát triển trong thời kì hậu chiến, thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.