LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 23

yêu cầu về kiểm toán/minh bạch, luật cạnh tranh); thiết chế tài chính (ngân
hàng, ngân hàng trung ương, các quy định về chứng khoán, các thiết chế tài
chính công); phúc lợi xã hội và các thiết chế về lao động (các luật về lao
động trẻ em, các thiết chế quy định điều kiện và thời gian làm việc đối với
người lớn). Theo tôi, đây là tác phẩm duy nhất cung cấp thông tin về nhiều
thiết chế ở nhiều quốc gia đến như vậy.

Chương 4 – chương cuối của tác phẩm – trở lại với câu hỏi trung tâm:

Phải chăng các quốc gia đã phát triển đang cố gắng “rút chiếc thang” mà họ
đã dùng để leo lên gác, nhằm ngăn cản các quốc gia đang phát triển kế thừa
những chính sách cũng như thiết chế mà chính họ đã từng sử dụng?

Tôi sẽ lập luận rằng quan điểm chính thống về chính sách hiện nay chính

là “lên gác rút thang”. Thúc đẩy những ngành non trẻ (chứ không chỉ bảo
hộ bằng thuế xuất nhập khẩu) là chìa khóa để phát triển, trừ một số ít các
quốc gia nhỏ nằm trên hoặc rất gần với những nước có nền công nghệ hàng
đầu thế giới, như Hà Lan và Thụy Sỹ. Việc ngăn cản các nước đang phát
triển áp dụng những chính sách đó chính là sự kìm hãm nghiêm trọng đối
với năng lực của họ nhằm tạo ra sự phát triển kinh tế.

Nói về thiết chế, tình huống còn phức tạp hơn. Kết luận chính của tôi là

nhiều thiết chế ở nhiều quốc gia đã phát triển hiện nay, tức là những thiết
chế được đánh giá là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế thì phần lớn là
kết quả của quá trình phát triển kinh tế chứ không phải là nguyên nhân tạo
ra quá trình phát triển. Điều này không có nghĩa là các quốc gia đang phát
triển không nên áp dụng những thiết chế hiện đang giữ thế thượng phong
trong các quốc gia đã phát triển (mặc dù ngược lại, họ không nên áp dụng
các chính sách về thương mại và công nghiệp mà các quốc gia đã phát triển
hiện đang sử dụng). Một vài thiết chế thậm chí có thể có lợi cho phần lớn
các quốc gia đang phát triển – nếu không nói là cần thiết cho tất cả các
nước – dù hình thức chính xác của những thiết chế đó vẫn còn là vấn đề
gây nhiều tranh cãi. Ví dụ, cần phải có ngân hàng trung ương để quản lí
những rủi ro tài chính của cả hệ thống, nhưng việc ngân hàng trung ương
có được độc lập gần như tuyệt đối về chính trị và chỉ tập trung vào quản lí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.