LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 22

1.3. Giới thiệu sơ lược nội dung

Chương 2 chủ yếu bàn về chính sách công nghiệp (industry), thương mại

(trade) và công nghệ (technology) (viết tắt là ITT). Theo tôi, điều này hết
sức cần thiết bởi chính sự khác nhau trong những chính sách này đã phân
tách các quốc gia thành công trong việc tạo ra tăng trưởng và thay đổi cơ
cấu khỏi các quốc gia khác. Các chính sách ITT đã trở thành trung tâm của
các cuộc tranh luận về mặt lí thuyết phát triển kinh tế suốt mấy trăm năm
nay. Dĩ nhiên, không có nghĩa là những chính sách khác là không quan
trọng đối với quá trình phát triển

[26]

. Cũng không có nghĩa tăng trưởng kinh

tế (phạm vi nhỏ hơn là tăng trưởng công nghiệp) là tất cả, mặc dù tôi tin
rằng tăng trưởng là chìa khóa để tạo ra sự phát triển kinh tế theo định nghĩa
rộng hơn.

Chương 2 tập trung vào ít quốc gia hơn chương tiếp theo (Chương 3 bàn

về các thiết chế). Trước hết, đó là do trình bày chính sách khó hơn hẳn so
với việc mô tả thiết chế, vì như tôi đã đề cập, các chính sách thường xuyên
thay đổi. Ví dụ, chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra ngày thông qua luật về công
ty trách nhiệm hữu hạn hay ngân hàng trung ương (mặc dù chỉ ra thời điểm
chính xác khi thiết chế đang bàn được chấp nhận một cách rộng rãi và có
hiệu quả là việc làm khó khăn hơn), nhưng việc chứng minh, chẳng hạn
như nước Pháp đã có chính sách thương mại tự do vào cuối thế kỷ XIX, là
việc làm khó hơn nhiều. Chính vì sự khó khăn trong việc xác định một cách
rõ ràng sự tồn tại cũng như hiệu lực của các chính sách cụ thể nên tôi thấy
rằng cần phải có nhiều bản tường thuật từ các quốc gia, rút cuộc điều đó có
nghĩa là tôi không thể nói đến nhiều quốc gia trong chương bàn về chính
sách như trong chương bàn về thiết chế (Chương 3).

Chương 3 đề cập đến nhiều quốc gia hơn, cả về mặt địa lí lẫn khái niệm.

Do sự phức tạp của các thiết chế trong xã hội hiện đại và cũng vì sự hiểu
biết giới hạn – thiết chế nào thật sự có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế –
cho nên chương này đề cập đến khá nhiều thiết chế. Bao gồm: chế độ dân
chủ; bộ máy hành chính; bộ máy tư pháp; quyền sở hữu (đặc biệt là sở hữu
trí tuệ); thiết chế quản lí công ty (trách nhiệm hữu hạn, luật phá sản, những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.