đó tăng lên 22% vào năm 1840 và tới 60% vào năm 1873 (xem Hobsbawm
1999, tr. 125).]
Nhưng, sau khi các cuộc chiến tranh của Napoleon kết thúc vào năm
1815, áp lực từ các nhà sản xuất trong nước yêu cầu tự do thương mại ở
Anh ngày càng tăng. Đến thời điểm này, phần lớn các nhà sản xuất của Anh
đều là các nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong hầu hết các ngành công
nghiệp, ngoại trừ vài ngành mà các nước như Bỉ và Thụy Sỹ có công nghệ
hiện đại hơn của Anh (xem mục 2.2.6). Mặc dù Đạo luật Ngũ cốc mới được
thông qua vào năm 1815 (Anh có rất nhiều đạo luật về ngũ cốc kể từ năm
1463) nhằm gia tăng những biện pháp bảo hộ ngành nông nghiệp, nhưng
những áp lực đòi hỏi tự do thương mại hơn nữa cũng tăng lên.
Mặc dù một chu kì giảm thuế mới được phát động vào năm 1833, nhưng
thay đổi lớn chỉ xuất hiện vào năm 1846, khi Đạo luật Ngũ cốc và thuế xuất
khẩu đối với nhiều mặt hàng sản xuất đều bị xóa bỏ.
luật Ngũ cốc được coi như là chiến thắng cuối cùng của học thuyết kinh tế
Tự do Cổ điển đối với chủ nghĩa trọng thương bảo thủ. Mặc dù chúng ta
không nên đánh giá thấp vai trò của các học thuyết kinh tế trong quá trình
thay đổi chính sách này, nhưng các nhà sử học lại cho rằng có lẽ nên hiểu
sự thay đổi ấy như là một hành động của “chủ nghĩa đế quốc tự do thương
mại”
nhằm ngăn chặn quá trình công nghiệp hóa ở lục địa châu Âu bằng
cách mở rộng thị trường cho hàng nông sản và nguyên vật liệu.
Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo chủ chốt của cuộc vận động xóa bỏ Đạo
luật Ngũ cốc, như chính trị gia Robert Cobden và John Bowring thuộc Bộ
Thương mại, đã nhìn nhận về cuộc vận động của họ đúng như quan điểm
của các nhà sử học nói trên.
Quan điểm của Cobden về vấn đề này được
thể hiện rất rõ qua đoạn trích sau:
Hoàn toàn có khả năng là hệ thống nhà máy lẽ ra đã không thể mọc lên ở
Mỹ và Đức. Nhiều phần chắc chắn là nó có lẽ không thể đơm hoa kết trái ở
hai nước này, như đã và đang xảy ra, cũng như không thể phát triển ở Pháp,
Bỉ và Thụy Sỹ, nếu như có những khoản trợ cấp cho lương thực thực phẩm