LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 40

của những hàng hóa thành phẩm của nước ngoài; tự do xuất khẩu những
hàng hóa thành phẩm phải được bảo đảm; khi có điều kiện thì phải khuyến
khích hoàn thuế hay trợ cấp cho xuất khẩu”

[71]

. Đáng lưu ý là những chính

sách mới được đưa ra trong cuộc cải cách năm 1721, cũng như những
nguyên tắc của chúng, giống đến không ngờ những chính sách mà các nước
và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã sử dụng thời kì
sau chiến tranh, như chúng ta sẽ thấy sau đây (mục 2.2.7).

Cùng với cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra ở nửa cuối thế kỷ XVIII,

Anh bắt đầu mở rộng vị thế dẫn đầu về công nghệ đối với các nước khác.
Nhưng, thậm chí Anh vẫn tiếp tục sử dụng các chính sách khuyến khích
phát triển công nghiệp cho đến tận giữa thế kỷ XIX, khi trở thành cường
quốc hàng đầu về công nghệ.

[72]

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong các chính sách này chính là bảo

hộ bằng thuế xuất nhập khẩu. Như chúng ta thấy ở bảng 2.1, cho đến tận
những năm 1820, tức là khoảng hai thế hệ sau cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ nhất, và khi Anh đã vượt xa các đối thủ của mình về công
nghệ, nước này vẫn đánh thuế rất cao đối với các mặt hàng sản xuất. Ngoài
bảo hộ bằng thuế khóa, các biện pháp khác cũng được sử dụng.

Trên hết, Anh cấm nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng tốt hơn từ các

nước thuộc địa nếu chúng có thể đe dọa các ngành của Anh. Năm 1699,
Anh thông qua Đạo luật về Len, cấm các thuộc địa xuất khẩu các sản phẩm
từ len, và đạo luật này đã giết chết ngành công nghiệp sản xuất len hàng
đầu ở Ireland (xem mục 2.3). Năm 1700, lệnh cấm nhập khẩu vải bông chất
lượng cao của Ấn Độ (vải in hoa) đã làm suy yếu ngành sản xuất vải bông
mạnh nhất thế giới. Ngành công nghiệp này ở Ấn Độ đã bị thiệt hại nặng nề
khi Công ty Đông Ấn không còn giữ được thế độc quyền trên thị trường thế
giới vào năm 1813 trước sự cạnh tranh của các nhà sản xuất của Anh (xem
mục 2.3). Năm 1873, tức là hai thế hệ sau sự kiện này, ước tính có đến 40-
45% các sản phẩm dệt may bằng vải bông xuất khẩu của Anh là xuất sang
Ấn Độ.

[73]

(mà phần lớn là sang Ấn Độ) chiếm 6% trong tổng lượng hàng

dệt may xuất khẩu sau các cuộc Chiến tranh Napoleon (khoảng 1815), sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.