công nghiệp; trong khi Wright lại tin rằng chính thuế quan thấp đã kìm hãm
sự phát triển của công nghiệp Hà Lan.
Cho dù nguyên nhân chính xác là gì đi chăng nữa, Hà Lan đã không thể
tiến hành công nghiệp hóa mạnh mẽ như các đối thủ của mình là Anh, Đức
và Bỉ. Tuy nhiên, nhờ mạng lưới giao thương của mình, cho đến đầu thế kỷ
XX, Hà Lan vẫn là một trong những nước giàu có nhất thế giới.
Tuy nhiên, nỗ lực của vua William I (1815-1840) đã chống lại được sự tê
liệt chính sách dường như bóp nghẹt Hà Lan trong khoảng cuối thế kỷ
XVII đến đầu thế kỷ XX. Ông đã lập ra nhiều công ty trung gian nhằm tài
trợ cho những ngành công nghiệp được trợ cấp, trong đó quan trọng nhất là
Công ty Thương mại Hà Lan (Nederlandsche Handels-Maatschappij) thành
lập năm 1824. Công ty này hỗ trợ cho các ngành công nghiệp của Hà Lan
thông qua những chính sách mua trợ giá áp dụng cho những ngành được
nhắm đến (đặc biệt là trong ngành sản xuất đường tinh luyện, đóng tàu và
dệt may), sử dụng lợi nhuận từ thương mại độc quyền với thuộc địa là đảo
Java [thuộc Indonesia ngày nay – ND], từ năm 1831 trở đi hòn đảo này bị
buộc trồng các loại cây nguyên liệu cho sản xuất cà phê, đường và thuốc
nhuộm.
Vua William I còn thành lập Quỹ Hỗ trợ Công nghiệp Nội địa
(1821), Nghiệp đoàn Cho vay Trả góp (1822), và Tổng hội Phát triển Công
nghiệp Quốc gia (1822). Trong những năm 1830, chính phủ đã hỗ trợ rất
lớn cho sự phát triển của ngành sản xuất vải bông hiện đại, nhất là ở vùng
Twente.
Nhưng từ cuối những năm 1840, Hà Lan quay trở lại chế độ kinh doanh
tự do, kéo dài đến trước Thế chiến I và ở mức độ nào đó, đến tận Thế chiến
II. Thứ nhất, như chúng ta thấy trong bảng 2.1, Hà Lan là nước có mức độ
bảo hộ thấp nhất trong những nước NDC, ngoại trừ Anh vào cuối thế kỷ
XIX và nước Nhật trước khi khôi phục lại quyền tự chủ về thuế quan. Thứ
hai, vào năm 1869, Hà Lan đã bãi bỏ Luật về phát minh sáng chế (luật này
ra đời năm 1817) vì người ta cho rằng luật này tạo ra độc quyền nhân tạo.
Bước đi này một phần là do phong trào bài xích độc quyền đang lan tràn
khắp châu Âu, và trên thực tế, phong trào này có mối liên hệ mật thiết với