có lẽ thái độ lạ thường của cô làm anh ngạc nhiên. Mới áo trật bờ vai cho
đôi môi nóng bỏng của anh dò tìm thì có tiếng còi báo hiệu đoàn xe của anh
phải lên đường. Thật kỳ lạ, tại sao không sớm hơn, không muộn hơn mà lại
là chính lúc này. Cô cuống quýt cố trì kéo anh van nài… nhưng không kịp,
tiếng còi ré lên gắt gỏng nhắc nhở, thôi thúc người lính. Anh hẹn với cô lần
sau, nhất định anh sẽ đáp ứng đầy đủ với cả tấm lòng biết ơn nhất, bởi anh
yêu cô ấy. Hy vọng anh với cô sẽ có cả một đàn con vui nô đùa sau chiến
tranh.
Người đàn ông của cô ra đi. Linh cảm của cô đúng, anh ấy đã không về.
Cả đoàn xe, chạy trên đường mới mở thì không ngờ bị “Cây nhiệt đới”
của Mỹ thả xuống trước đó đã rò bắt được tiếng xe ôtô, pháo đài bay B52
ập đến rải thảm. Cả đoàn xe ấy không một ai sống sót, sau đó Bộ tư lệnh
binh đoàn phải xóa luôn phiên hiệu của đoàn xe này.
Cô đau đớn đến phát điên lên, anh ấy đã ra đi, mãi mãi trinh trắng. Cô
sống vật vờ đến ấy tháng vì nỗi đau ấy và đến tận bay giờ cô vẫn ám ảnh
bởi món nợ mà mình không bao giờ trả được cho anh….
Dũng ơi … em yêu anh….
cô Lý bật khóc hu hu. Hoàng Yến thương cô, nước mắt vòng quanh, chỉ
biết vuốt ve cánh tay trần của người đàn bà, mặc cho cô Lý được khóc cho
nguôi ngoai. Chiến tranh, đối với Yến là điều gì đó xa vời vợi thật khó
tưởng tượng. Dù cho đến bây giờ thỉnh thoảng ba má vẫn hay kể lại những
hồi ức quá khứ hào hùng ấy nhưng mấy anh em Yến chỉ bíêt tròn mắt nghe
rồi quên. Đến như anh Hai được sinh trên rừng, nhưng còn quá nhỏ nên đến
bây giờ có hỏi thì anh Hai cũng cười khì. Chiến tranh qua sách báo hay
phim ảnhthì luôn luôn được thi vị hóa qua những mối tình đẹp như mơ, và
sự khốc liệt của nó xem ra các nhà làm phim của Việt Nam chưa thể hiện
nổi.