LES - VÒNG TAY KHÔNG ĐÀN ÔNG
LES - VÒNG TAY KHÔNG ĐÀN ÔNG
Bùi Anh Tấn
Bùi Anh Tấn
www.dtv-ebook.com
www.dtv-ebook.com
Chương 3:
Chương 3:
iảng viên Yên Thảo có hơn mười lăm năm sống, học tập và làm việc ở
Pháp, quả thật thì ít nhiều Yên Thảo cũng bị ảnh hửơng một phần nào suy
nghĩ, phong cách lối sống ở nước ngoài. Nhưng, điều đó không có nghĩa là
nàng bất chấp tất cả những nguyên tắc đạo lý Á Đông để sống buông thả hết
mình như suy diễn ác ý của một số người. Suy cho cùng, tất cả cũng chỉ là
thói ghen ghét của người đời và, dù ghét hay không thì, mọi giảng viên của
trường cũng phải thừa nhận nàng là một giảng viên dạy giỏi, rất thu hút
được sinh viên. Giờ giảng nào của nàng trên giảng đường cũng kín mít sinh
viên học. Yên Thảo biết cách truyền đạt kiến thức đến sinh viên một cách
khúc chiết, sinh động. Với quan điểm dạy cởi mở, cô khuyến khích sinh
viên tự tìm hiểu, tự do tranh luận, bình đẳng trao đổi hai chiều giữa sinh
viên và giảng viên… tất cả chỉ nhằm mục đích duy nhất là làm sao kiến
thức vào sinh viên có hiệu quả nhất. Nàng rất ghét kiểu tiếp thu kiến thức
thụ động máy móc của sinh viên như “học trò cấp 4”, nghe được gì thì hì
hụi ghi chép, và về nhà gạo, mai trả bài mà không hiểu gì… Nhìn chung
sinh viên trong trường Đại học này thích cô giáo Yên Thảo bởi sự uyển
chuyển trong giảng dạy, ý tứ chặc chẽ, ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản nhưng
chính xác và rất hiện đại trong quan điểm sống. Chẳng thế từng có ý kiến
cho rằng, lẽ ra với uy tính của mình thì cô Yên Thảo xứng đáng được bầu
làm thủ lĩnh thanh niên của trường mới đúng bởi cô có sức thu hút rất mạnh
đối với sinh viên. Tuy thế, rất nhiều ý kiến cản lại vì cho rằng nếu thế thì cả
trường này chuyển sang sống như tây hết thì chết.
Cha của Yên Thảo là một giáo sư rất nổi tiếng. Ông nhiều năm là phó
giám đốc Đại học quốc gia. Đến tuổi hưu thì ông chỉ nghĩ quản lý, chuyển
sang làm công tác giảng dạy với tư cách chuyên gia. Mẹ nàng vốn là cán bộ
hành chính của trường.Khi Đại học bán công Nguyễn Đình Chiểu này được