LỊCH SỬ BÍ MẬT ĐẾ CHẾ HOA KỲ - Trang 138

tưởng này được áp dụng chủ yếu vào giá điện và được xem như một sự đổi
mới. Nó phủ nhận tiền đề cơ bản của hầu hết các kế hoạch từ những năm
1930 nhằm giúp đỡ các vùng đói nghèo, bao gồm cả những chính sách
được sự thông qua của Ban quản lý điện khí hóa nông thôn nước Mỹ
(REA). Đó là chính sách cung cấp các dịch vụ như điện, nước và hệ thống
cống thoát nước đến từng người dân. Điều này có ý nghĩa rất to lớn đối với
sự tăng trưởng kinh tế nói chung ngay cả khi phải bao cấp những dịch vụ
như vậy. Theo mô hình của REA, lý thuyết này đã được thực hành và
chứng minh là mang lại hiệu quả cao cho đông đảo các quốc gia. Mặc dù đã
chứng kiến những thành công đi trước song Ngân hàng Thế giới vẫn muốn
thử nghiệm một cách làm hoàn toàn khác.

Những năm 1970, tôi giữ vị trí trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của một
trong những công ty xúc tiến chính sách cho Ngân hàng Thế giới. Tôi bị
gây sức ép phải xây dựng một mô hình quản lý điện nhằm chứng minh tính
hiệu quả của các chính sách EPP. Mô hình quản lý điện giúp việc kiểm tra
trở nên dễ dàng hơn. Dưới quyền tôi là một nhóm nhân viên xuất sắc gồm
các nhà kinh tế, toán học và các chuyên gia tài chính. Vì thế, tôi không hề
gặp bất cứ khó khăn nào về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên có hai vấn đề trong tôi.
Thứ nhất đó là về vấn đề đạo đức. Thứ hai là tính thực dụng. Đó là việc
phải thừa nhận tính hiệu quả của một chính sách cũ lặp đi lặp lại. Tôi tự hỏi
tại sao phải giả vờ thắng lợi? Tại sao lại liều với nghèo đói và bất an xã
hội? Tại sao chúng ta lại ủng hộ các chính sách EPP?

Câu trả lời hết sức rõ ràng. Sự tiếp cận với chính sách EPP sẽ biến bộ máy
quan liêu bao cấp của chính phủ thành những con bò vắt sữa tới già đã đủ
chín muồi để tiến hành tư nhân hóa (sau này tôi phát hiện ra điều này tại
công ty COBEE, Bolivia). Các chính sách EPP cũng tạo ra tình trạng tương
tự như khi đất nước chấp nhận những khoản vay khổng lồ để phát triển cơ
sở hạ tầng: chúng làm lợi cho các công ty xây dựng nước ngoài và tầng lớp
thượng lưu của đất nước trong khi không mang lại cho người dân nghèo
điều gì ngoài các khoản nợ khổng lồ. Trong chuyến đi đến Bolivia, tôi còn
biết thêm một lý do khác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.