LỊCH SỬ BÍ MẬT ĐẾ CHẾ HOA KỲ - Trang 286

Bạo lực không chỉ diễn ra tại Congo. Tại nước láng giềng, khu vực Darfur
của Sudan cũng đang phải trải qua cơn ác mộng tương tự. Hai triệu người
dân đã bị thiệt mạng trong một cuộc chiến tranh kéo dài đằng đẵng suốt 20
năm. Cuộc chiến tranh này một phần là do sự thèm muốn một trong những
nguồn tài nguyên quý giá nhất, đó là dầu mỏ. Mặc dù, tình trạng xung đột
cũng bắt nguồn từ mối bất hòa giữa các dân tộc và tôn giáo đã có từ trước,
đặc biệt lên đến đỉnh điểm vào những năm 1980 và 1990, nhưng các sát thủ
kinh tế và những lính đánh thuê đã sử dụng và kích động hơn nữa tình trạng
bạo lực nhằm che giấu các hoạt động nhằm giành quyền kiểm soát các lĩnh
vực liên quan đến dầu mỏ. Chiến tranh và sự bất ổn trong xã hội tạo điều
kiện cho nạn buôn người trái phép hoành hành. Trong những năm gần đây,
xấp xỉ 250 nghìn người dân Sudan đã bị bắt và bán làm nô lệ, nhiều người
trong số họ giống như bà mẹ của Sammy và Samatha – những người bạn
của tôi ở Alexandria – đã bị đem bán trong các khu chợ buôn bán nô lệ tình
dục. Hầu hết mọi người trong “thế giới văn minh” đều tin rằng những điều
như thế này đã kết thúc vào thế kỷ thứ XIX; nhưng họ đã lầm.

Một lời biện hộ cho hành động hầu như không giúp đỡ người Sudan đó là
vì nước này nổi tiếng là trại huấn luyện của những kẻ khủng bố. Sau khi bị
trục xuất ra khỏi Saudi Arabia năm 1992, Osama bin Laden đã tới Sudan ẩn
náu, đồng thời nơi đây được coi là cái nôi của nhóm khủng bố Al-Qaeda.
Và thế là các phương tiện truyền thông dễ dàng xóa bỏ tên đất nước này vì
đây là đồng minh của một “liên minh của tội ác”.

Congo và Sudan là những ví dụ điển hình cho những quốc gia bị chiếm
đoạt nguồn tài nguyên. Chiến tranh và đói nghèo tạo điều kiện cho sự tồn
tại những thủ đoạn vừa khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao
động rẻ mạt, vừa thao túng các chính trị gia trong nước.

Một ví dụ khác về thủ đoạn xây dựng bá quyền xảo quyệt hơn nữa mà
Jenny Williams đã chứng kiến ở Kenya và Uganda đó là: vai trò của các tổ
chức phi chính phủ. Ở một khía cạnh nào đó, câu chuyện của hai thanh niên
Mỹ tham gia Tổ chức Hòa bình Mỹ với quyết tâm giúp đỡ những người
dân châu Phi, thậm chí còn kinh khủng hơn câu chuyện của Jenny. Chưa kể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.