LỊCH SỬ CHIẾN TRANH PELOPONNESE - Trang 384

trái lại đã hưởng lợi lớn từ thái độ trung lập của mình. Dân Argos theo kế
hoạch này chuẩn bị để tiếp nhận vào liên minh bất cứ xứ dân Hy Lạp nào
muốn tham gia.

Mantinea và các đồng minh của họ là những xứ dân đầu tiên sang theo

phe đó vì sợ người Lacedaemon. Khi đã lợi dụng cuộc chiến chống Athens
để thôn tính một phần lớn xứ Arcadia, họ nghĩ Lacedaemon sẽ không để yên
cho họ đi chinh phạt nữa vì giờ đây Lacedaemon đã rảnh tay để can thiệp, và
vì thế Mantinea vui mừng quay sang với một thành bang hùng mạnh như
Argos, kẻ thù lịch sử của Lacedaemon và là một nền dân chủ chị em gần gũi
với họ. Ngay khi Mantinea ly khai, tất cả các xứ dân còn lại của
Peloponnese ngay lập tức bắt đầu xôn xao xem làm theo dân ấy liệu có đúng
đắn hay không, họ nảy ra ý nghĩ rằng Mantinea đã không đổi phe mà không
có lý do chính đáng; vả lại họ đang tức giận Lacedaemon vì nhiều lẽ trong
đó có việc Lacedaemon đã đưa vào hoà ước với Athens điều khoản nói rằng
miễn là không trái với lời tuyên thệ của họ thì hai bên Lacedaemon và
Athens được phép bổ sung hoặc rút bỏ bất kỳ điều gì khỏi hoà ước theo ý
nguyện chung của hai bên. Chính điều khoản này là nguồn cơn của nỗi
hoang mang ở Peloponnese, bởi nó dấy lên những nghi ngờ về việc người
Lacedaemon và người Athens liên kết với nhau để chống lại quyền tự do của
họ: lẽ ra điều kiện hợp thức là bất kỳ sự sửa đổi nào cũng đều phải dựa trên
sự tán thành của tất cả các xứ đồng minh. Với những lo ngại này mỗi thành
bang đều cùng mong muốn một điều là gia nhập liên minh với Argos.

Chính lúc đó người Lacedaemon nhận thấy sự náo động đang diễn ra ở

Peloponnese và Corinth là chủ mưu gây nên sự náo động này và bản thân
Corinth đang sắp sửa gia nhập liên minh với Argos, bèn phái các sứ giả tới
đó với hy vọng ngăn chặn những gì còn đang trong dự tính. Họ cáo buộc
Corinth đã gây ra mọi chuyện, và nói rằng Corinth không thể rời bỏ
Lacedaemon và trở thành đồng minh của Argos, mà lại không thêm vào việc
vi phạm lời thề của mình cái tội mà dân ấy đã phạm khi không chấp nhận
hiệp ước với Athens, khi mà Corinth đã tuyệt đối nhất trí rằng quyết định
của số đông trong khối đồng minh sẽ có tính bắt buộc, trừ khi chư vị thần
linh và liệt vị anh hùng ngăn cản điều đó. Corinth trong câu trả lời của mình,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.