Chú thích chương I.
Peloponnese, hay còn gọi là Peloponnesus, là bán đảo lớn ở miền nam
Hy Lạp, tách rời khỏi miền trung Hy Lạp bởi vịnh Corinth và nối liền với
Hy Lạp lục địa bởi eo đất Corinth, là nơi nền văn minh Mycenaea phát triển
cực thịnh (khoảng năm 1600-1100 trước CN) và là nơi có nhiều thành bang
hùng mạnh như Argos, sparta, Corinth… Chủ đề của cuốn lịch sử này là
cuộc Chiến tranh Peloponnese II giữa Sparta và Athens, nổ ra năm 431 trước
CN và kéo dài đến năm 404 trước CN (trong sách này được gọi tắt là cuộc
Chiến tranh Peloponnese). (ND)
Athens là một trong những thành bang hùng mạnh nhất của Hy Lạp cổ
đại, nằm ở miền đông Hy Lạp, gần vịnh Saronikos (vịnh Aegina), trải dài
trên vùng đồng bằng của bán đảo Attica. Athens có lịch sử từ thời đồ đá mới
và được coi là cái nôi của nền văn minh phương Tây. Athens là nơi sinh ra
nền dân chủ đầu tiên trên thế giới, vào khoảng thế kỷ V trước CN Athens đã
đạt đến đỉnh cao về văn minh và quyền lực đế chế, và trở thành thành bang
hùng mạnh nhất ở Hy Lạp. (ND)
Từ tiếng Anh ‘barbarian’ (từ có gốc Hy Lạp ‘barbaros’): chỉ những tộc
dân thời cổ đại không phải dân Hy Lạp và bị người Hy Lạp cổ coi là kém
văn minh hơn (man di), hoặc đơn giản là những tộc dân không phải dân Hy
Lạp và không nói tiếng Hy Lạp. Nghĩa ‘không phải dân Hy Lạp’ sẽ được gọi
tắt là ‘phi-Hy-Lạp’. (ND)
Thessaly, còn gọi là Thessalia, là miền đất rộng lớn nhất của Hy Lạp,
nằm ở miền bắc Hy Lạp, phía nam Macedonia, giữa xứ Epirus và biển
Aegea (một nhánh của Địa Trung Hải). Thessaly được bao quanh bởi nhiều
rặng núi; vùng đồng bằng của Thessaly chia làm 4 xứ: Pelasgiotis, Phthiotis,
Thessaliotis, Hestiaiotis, và bao gồm một số trấn phụ thuộc hoặc tự trị xung
quanh. Các thành lớn nhất của Thessaly là Larissa và Pherae ở Pelasgiotis và
Pharsalos ở Phthiotis. (BT)
Boeotia là một xứ ở miền trung Hy Lạp, phía đông nam tiếp giáp với
Attica, phía nam tiếp giáp vịnh Corinth, phía tây tiếp giáp Phocis, phía đông
tiếp giáp vịnh Euboea và phía bắc tiếp giáp trấn Phthiotis; thời bấy giờ