Lạp (Hellas) và gọi chung toàn thể các dân Hy Lạp (Hellenes), gồm 4 tộc
dân chính là Aeolis, Doris, Ionia và Achaea, họ là hậu duệ và được gọi theo
tên các con trai của ông là Aeolus và Dorus, và các cháu nội của ông là Ion
và Achaeus. (ND)
Pelasgi (hoặc Pelasgoi) là bộ tộc nguyên thủy ở Hy Lạp sống tản mát
nhiều nơi như Thrace, Argos, Crete và Chalcidice từ nhiều thế kỷ trước. Nhà
sử học Herodotus (484-425 trước CN?) cho rằng tên đầu tiên của Hy Lạp là
Pelasgia, và bộ tộc Pelasgi là thuỷ tổ của các tộc dân ở Hy Lạp như người
Arcadia, người Athens, người Aeolis, v.v.. Về sau tên này được dùng để chỉ
chung các bộ tộc nguyên thuỷ sống quanh vùng biển Aegea. (BT)
Phthiotis (còn gọi là Achaea Phthiotis hoặc Phthia) là một xứ nằm ở
phía nam Thessaly, trải dài từ vịnh Malis ở phía đông đến Dolopia và núi
Pindus ở phía tây, từ Pharsalus và vùng đồng bằng Thessalia ở phía bắc đến
vịnh Pagasaea ở phía nam; Phthiotis là quê hương của Achilles trong sử thi
Iliad của Homer. (BT)
Theo thần thoại Hy Lạp, Achilles là con của nữ thần biển Thetis và vua
Peleus xứ Myrmidon, và là vị anh hùng Hy Lạp trong cuộc Chiến tranh
thành Troy. (ND)
Theo thần thoại Hy Lạp, các tộc dân Hy Lạp được đặt tên theo thuỷ tổ
của mình: Achaeus là thuỷ tổ của người Achaea, Danaus là thuỷ tổ của
người Danaoi, Cadmus là thuỷ tổ của người Cadmeia (tức người Thebes),
Hellen là thuỷ tổ của người Hy Lạp, Aeolus là thuỷ tổ của người Aeolis, Ion
là thuỷ tổ của người Ionia, và Dorus là thuỷ tổ của người Doris. (BT)
Theo thần thoại Hy Lạp, Minos là vị vua của đảo Crete, con trai của
thần Zeus, chúa tể của các thần trên đỉnh Olympus, và Europa – một phụ nữ
dòng dõi cao quý ở Phoenicia. Ông là vị vua cai trị Crete và các đảo trên
biển Aegea trước cuộc Chiến tranh thành Troy 3 thế hệ. Minos đã lập ra hiến
pháp của Crete và sau khi chết ông trở thành một trong các vị phán quan ở
âm phủ vì có công thiết lập luật pháp trên trần. (BT)
Cyclades là tên một nhóm đảo của Hy Lạp trên biển Aegea, nằm ở phía
đông nam Hy Lạp đại lục; nhóm đảo này gồm 12 đảo chính là Ceos,