Boeotia có tầm quan trọng đặc biệt về chính trị vì nằm ở vị trí chiến lược và
điều kiện giao thông rất thuận lợi. Thebes là thành lớn nhất của xứ này. (BT)
Arcadia là một xứ miền núi ở giữa bán đảo Peloponnese, phía bắc giáp
Achaea, phía nam giáp Messenia và Laconia, phía đông giáp xứ Argolis
(lãnh thổ của Argos) và phía tây giáp Elis.(ND)
Attica là một bán đảo hình tam giác ở miền trung đông Hy Lạp, phía
nam và đông giáp biển Aegea, phía bắc chia tách khỏi Boeotia bởi các núi
Cithaeron và Parnes, phía tây bắc giáp Megaris; Athens là trung tâm xứ này,
khoảng thế kỷ VIII-VII trước CN các trấn ở Attica hợp nhất với Athens
thành một thành bang duy nhất mà Athens nắm quyền kiểm soát và là thủ
phủ của nó. (BT)
Ionia là một xứ nằm ở bờ biển phía tây của Anatolia (tức Tiểu Á), phía
bắc giáp Aeolis và phía nam giáp Caria, bao gồm một số đảo lân cận. Xứ
này mang tên tộc dân Ionia, cư ngụ ở miền đông Hy Lạp và là một trong 4
tộc dân chính của Hy Lạp; tộc này từ Attica di cư sang vùng bờ biển Aegea
vào khoảng năm 1060-1040 trước CN do ảnh hưởng từ cuộc xâm lăng
Peloponnese của người Doris; đến thế kỷ VIII trước CN họ đã kiến lập ở
đầy 12 thành là Phocaea, Erythrae, Clazomenae, Teos, Lebedus, Colophon,
Ephesus, Priene, Myus và Miletus (trên lục địa), và Chios cùng Samos (trên
2 đảo lân cận); 12 thành này hợp thành Liên minh Ionia. Ionia cũng kiến lập
nhiều thuộc địa ở các vùng Pontus Euxinos (biển Euxine), Địa Trung Hải…
từ thế kỷ VII trước CN. (BT)
Chiến tranh thành Troy là cuộc chiến tranh lừng lẫy trong thần thoại Hy
Lạp, giữa một bên là quân Hy Lạp do Agamemnon cầm đầu và một bên là
quân dân thành Troy ở miền tây Anatolia, được Homer thuật lại trong sử thi
Iliad và Odyssey. Cuộc chiến tranh này diễn ra trong khoảng năm 1194-1184
trước CN. Thành Troy còn có tên gọi khác là Ilium được đề cập đến ở phần
sau. (BT)
Hellen theo truyền thuyết là thuỷ tổ của người Hy Lạp, vua của xứ
Phthia ở Thessaly, con trai của Deucalion và Pyrrha, và là cháu nội của vị
thần khổng lồ Prometheus. Từ thời cổ tên ông đã được dùng để gọi nước Hy