đội hình rối loạn; chớp thời cơ, hạm đội của Liên quân Hy Lạp tấn công và
đại thắng. (BT)
Chalcis là trấn thủ phủ đảo Euboea của Hy Lạp, nằm ở điểm hẹp nhất
của eo biển Euripus và nối với lục địa bằng một cây cầu. Trong khoảng thế
kỷ VIII-VII trước CN, Chalcis đã kiến lập rất nhiều thành bang thuộc địa ở
Sicily, Italy, Syria và ở bán đảo Chalcidice tại Macedonia; năm 750 trước
CN Chalcis cùng với Eretria kiến lập thuộc địa Cumae ở Italy. Cuối thế kỷ
VIII trước CN Chalcis và Eretia tranh chấp chủ quyền đồng bằng Lelantine
nằm giữa hai trấn này, Hy Lạp đã chia thành 2 phe: Samos, Corinth,
Thessaly, và có lẽ cả Erythrae đứng về phía Chalcis, trong khi đó Miletus,
Megara, và có lẽ cả Chios đứng về phía Eretria; cuộc chiến này Chalcis đã
thắng. (BT)
Eretria là một trấn trên đảo Euboea, nằm bên bờ eo biển Euripus, ở phía
đông nam Chalcis; Eretia là trấn hùng mạnh thứ hai ở Euboea sau Chalcis;
ngoài Cumae ở Italy, Eretia còn kiến lập nhiều thuộc địa khác ở Chalcidice
và Macedonia. Năm 490 trước CN Eretria bị quân Ba Tư tàn phá để trừng
phạt tội giúp các thành Ionia nổi dậy, tuy sau này nó được tái thiết nhưng
không thể hồi phục quyền lực như trước. (BT)
Croesus (595-546 trước CN) con trai của Alyattes II (vị vua sáng lập
Lydia – một vương quốc ở phía tây Tiểu Á); Croesus là vị vua cuối cùng của
Lydia, trị vì trong khoảng năm 560-546 trước CN cho đến khi bị Cyrus Đại
đế đánh bại. Trong thời gian trị vì, ông đã kế tục cha minh đánh chiếm nốt
một số thành Ionia ở miền duyên hải phía tây Tiểu Á. (BT)
Halys là con sông lớn nhất ở Tiểu Á (dài khoảng 734 dặm), bắt nguồn
từ rặng núi Anti-Taurus và đổ vào biển Euxine (Hắc Hải); thời cổ đại con
sông này là ranh giới giữa Tiểu Á và phần còn lại của châu Á. (BT)
Chỉ Hy Lạp trong quan hệ với Sicily. (BT)
Marathon là tên một thị trấn ở đông bắc Attica. Trận Marathon diễn ra
vào năm 490 trước CN, trong cuộc xâm lược Hy Lạp do Darius Đại đế đích
thân cầm quân nhằm trừng phạt Athens và Eretria đã giúp các thành Ionia
nổi loạn chống lại Ba Tư. Dù quân số đông áp đảo nhưng quân Ba Tư đã bị