Chú thích chương VI.
Chrysis là nữ tư tế ở đền thờ nữ thần Hera ở Argos vào thời cuộc chiến
tranh này. (BT)
Tức là năm 431 trước CN, thời điểm nổ ra cuộc Chiến tranh
Peloponnese. (BT)
‘Boeotarch’ (từ có gốc Hy Lạp) chỉ chức tướng quân đồng thời là thành
viên hội đồng chấp chính của Liên minh Boeotia, do mỗi bang bầu ra và đại
diện cho bang đó tham gia Liên minh (là liên minh của các bang có chủ
quyền ở Boeotia do Thebes đứng đầu, được thành lập vào khoảng năm 550
trước CN, đến khoảng năm 431 trước CN phát triển thành một liên bang bao
gồm 11 bang). Các boeotarch được bầu lại hằng năm, vào thời Chiến tranh
Peloponnese, mỗi bang bầu một boeotarch vào hội đồng chiến tranh, riêng
Thebes bầu 2 vị; nhiệm vụ chính của các boeotarch là lãnh đạo quân sự: họ
quyết định bằng cách biểu quyết các vấn đề liên quan, họ cũng tham gia
công việc điều hành Liên minh như các strategos của Athens. (ND)
Ở Hy Lạp thời cổ đại, 1 ngày (24 tiếng) được tính từ lúc mặt trời lặn
hôm trước đến lúc mặt trời lặn hôm sau, đêm được tính là 12 tiếng (½ ngày),
chia làm 4 phiên gác, mỗi phiên 3 tiếng. (BT)
Chỉ con sông Asopus ở Boeotia, bắt nguồn từ núi Cithaeron và chảy qua
Plataea đổ ra eo biển Euripus. Ở thượng nguồn, con sông này tạo thành ranh
giới giữa Thebes và Plataea. Ở Hy Lạp có một số sông khác cũng mang tên
Asopus. (BT)
Chỉ Artaxerxes I của Ba Tư. (BT)
Cephallenia, còn gọi là Cephalonia hay Kefalonia, là hải đảo lớn nhất
trong nhóm đảo Ionia ở biển Ionia, nằm đối diện với vịnh Corinth và bờ biển
của Acarnania, ở phía tây vịnh Patras (một nhánh của biển Ionia). (BT)
Pellene là một trong 12 thành của Achaea, nằm ở phía cực đông của xứ
này, phía đông giáp Sicyon, phía tây giáp Aegeira (phân biệt với trấn Pellene
ở Laconia). (BT)