Tức ‘Bouleuterion’ (từ gốc Hy Lạp), tòa nhà nơi Hội đồng Boule hội
họp nghị sự và quyết định các vấn đề công (về Hội đồng Boule, xin xem chú
thích ở chương IX). (BT)
Tức Prytaneion, tòa nhà nơi Ủy ban chấp hành (‘Prytany’) hội họp
(xem chú thích về Prytany ở chương XIV). (BT)
Olympus là đỉnh núi cao nhất của Hy Lạp và cao thứ nhì ở vùng
Balkans, thuộc rặng núi Olympus ở biên giới giữa Thessaly và Macedonia.
Theo thần thoại Hy Lạp, 12 vị thần của Hy Lạp ngự trên đỉnh núi này (phân
biệt với nhiều ngọn núi khác cùng tên ở Hy Lạp và nhiều nơi khác trên thế
giới). (BT)
Một trong các biệt danh của thần Apollo, gắn với điển tích Apollo tiêu
diệt rắn thần khổng lồ Python; Pytho là tên gọi trước của Delphi. (ND)
Dionysus là tửu thần mà thần thoại La Mã gọi là Bacchus, và là thần
của cây quả sinh sôi và lạc thú. (BT)
Tiếng Hy Lạp ‘Dionysus en límnais’ được dịch ra tiếng Anh là
‘Dionysus in the Marshes’ (Dionysus ở các Đầm lầy); cho dù địa danh là thế
nhưng xung quanh Athens thực tế không có vùng đầm lầy nào, và ngôi đền
thờ thần Dionysus nằm ở khu vực Bouleteurion (Tòa nhà Hội đồng Boule)
của Athens thời bấy giờ. (BT)
Tháng Anthesterion rơi vào khoảng giữa tháng Hai – tháng Ba, là tháng
được tính theo lịch lễ hội của Attica cổ (lễ hội Dionysia còn được gọi là
Anthesteria); theo lịch này mỗi năm có 12 tháng được đặt theo tên các lễ hội
trong năm, các tháng rơi vào khoảng giữa tháng này sang giữa tháng kia
theo dương lịch. (ND)
Demeter là nữ thần mùa màng, cai quản ngũ cốc và sự sinh sôi nảy nở
trên đất, đền thờ chính thờ vị nữ thần này ở Eleusis. (BT)
Pelasgia là địa danh chỉ chung ‘đất của dân Pelasgi’, ngoài nơi đề cập
ở đây, một số nơi khác cũng đã từng được gọi bằng tên này như Epirus, Hy
Lạp, Arcadia, Peloponnese… (BT)