LỊCH SỬ CHIẾN TRANH PELOPONNESE - Trang 79

khoảng thời gian ngừng nghỉ giữa cuộc Chiến tranh Ba Tư và cuộc chiến
tranh này, đối phó với các dân phi-Hy-Lạp, với các đồng minh của chính họ
nổi loạn, và với các thế lực Peloponnese sẽ có thể đụng độ với họ vào nhiều
dịp khác nhau. Lời biện minh cho việc tôi thuật lại những sự kiện đó, và
mạo muội đi lạc đề như thế, là giai đoạn này của lịch sử cho đến nay đã bị
tất cả những người tiền nhiệm của tôi lược bỏ đi, họ đã tự giới hạn mình
hoặc vào lịch sử Hy Lạp trước cuộc Chiến tranh Ba Tư, hoặc vào chính cuộc
Chiến tranh Ba Tư. Hellanicus

[16]

quả thực có đề cập đến những sự kiện này

trong cuốn lịch sử Athens của mình, nhưng ông có phần vắn tắt và không
chính xác về ngày tháng. Hơn nữa, lịch sử của những sự kiện này bao hàm
lời biện giải cho sự lớn mạnh của đế chế Athens.

Trước tiên, quân Athens dưới quyền chỉ huy của Cimon

[17]

con trai của

Miltiades

[18]

đã vây hãm và chiếm được trấn Eion

[19]

bên sông Strymon từ tay

quân Ba Tư, và biến cư dân ở đó thành nô lệ. Tiếp theo đó họ nô dịch hóa
Scyros, một hải đảo ở biển Aegea

[20]

, nơi dân Dolopia

[21]

sinh sống, và biến nó

thành thuộc địa của mình. Sau đó là cuộc chiến tranh với Carystus

[22]

, trong

đó những vùng còn lại của hải đảo Euboea vẫn đứng trung lập, và cuộc
chiến này được kết thúc bởi sự đầu hàng có điều kiện. Sau sự kiện này đảo
Naxos

[23]

ly khai liên minh, và kết cục là một cuộc chiến tranh nổ ra, và đảo

này buộc phải trở lại liên minh sau một cuộc vây hãm; đây là trường hợp
đầu tiên nổ ra một cuộc giao tranh để chinh phạt một thành bang đồng minh,
một tiền lệ được tiếp nối bằng những cuộc chinh phạt các đồng minh còn lại
theo thứ tự mà hoàn cảnh cho phép. Trong mọi nguyên nhân khiến các thành
bang ly khai, thì nguyên nhân chủ yếu là việc khất nợ tiền bạc và tàu thuyền
phải cống nạp, và không thực hiện nghĩa vụ quân dịch; bởi người Athens rất
mực hà khắc và cực kỳ đòi hỏi, và tự biến mình thành những kẻ hung tợn
đến mức sử dụng biện pháp cưỡng bức lao dịch đối với những người không
quen, và trên thực tế không sẵn sàng, làm bất kỳ công việc cực nhọc liên tục
nào. Về một số mặt khác người Athens không phải những kẻ thống trị được
ưa chuộng như thuở ban đầu; và khi họ đã có quân lực hơn hẳn các đồng
minh khác, thì hiển nhiên việc chinh phục bất kỳ đồng minh nào cố gắng rời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.