LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 12

LỜI TỰA

Lịch sử chữ viết người Việt Nam đang dùng là một vấn đề rộng lớn.

Trên mười năm nay, mấy nhà nghiên cứu đã trình bày một số tài liệu liên
quan đến nó trên báo chí, sách vở. Tuy nhiên, còn nhiều tài liệu quan trọng
vẫn chưa được khai thác. Lợi dụng thời gian ở Âu châu, chúng tôi đã đến
một số Văn khố, Thư viện ở La Mã, Madrid, Lisboa, Ba lê, Lyon, Avignon,
để tìm nhiều tài liệu khác hầu làm sáng tỏ lịch sử chữ viết của chúng ta
ngày nay.

Vấn đề chúng tôi bàn ở đây được hạn định từ năm 1620-1659 và

hầu hết căn cứ trên các tài liệu viết tay. Trong thời gian trên, phần khám
phá mới mẻ nhất mà chúng tôi được hân hạnh trình bày với bạn đọc là từ
năm 1620-1637, và tập « Lịch sử nước Annam » do Bento Thiện viết năm
1659. Đọc qua những phần đó, nhờ chứng cớ cụ thể, bạn đọc sẽ thấy rõ,
linh mục Gaspar d’Amaral viết chữ Việt ngày nay giỏi hơn Linh mục Đắc
Lộ nhiều. Ngoài ra, tài liệu viết tay của Thày giảng Bento Thiện là một kho
tàng quý báu, chứng minh vào giữa thế kỷ 17 đã có người Việt Nam viết
chữ quốc ngữ khá thành thạo.

Mục đích của chúng tôi khi soạn cuốn sách này, chỉ là bổ túc vào

công việc nghiên cứu của những người đi trước. Thiết tưởng còn nhiều tài
liệu khác mà chúng tôi chưa tìm thấy, nhưng hy vọng các nhà khảo cứu sẽ
dần dần đưa ra ánh sáng, hầu hoàn thành công việc quan trọng này.

Sài Gòn, ngày 1 tháng 5 năm 1972.

ĐỖ QUANG CHÍNH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.