Các lãnh đạo tôn giáo, vốn giữ yên lặng kể từ giai đoạn họ tham gia các
phong trào vì dân quyền và chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam, đã bắt đầu
lên tiếng về sự bất công trong kinh tế. Mùa hè năm 1996, New York Times
đưa tin:
Chưa bao giờ trong thập kỷ qua, các lãnh đạo tôn giáo lại có cuộc đấu tranh
chung đối với các công đoàn, sử dụng uy quyền về tinh thần của họ để lên
án các xí nghiệp bóc lột công nhân thậm tệ, ủng hộ một mức lương tối thiểu
cao hơn... Giới tăng lữ chưa bao giờ đứng vào hàng ngũ với người lao động
trên một quy mô lớn đến như thế kể từ thời hoàng kim của Cesar Chavez,
một lãnh đạo rất có uy tín của giới công nhân trang trại vào những năm
1970 và thời kỳ Đại khủng hoảng…
ít nhất bắt đầu cũng đã có sự nổi loạn chống lại sự thống trị của tập đoàn
đối với phương tiện thông tin đại chúng (sự hợp nhất về mặt tài chính đã tạo
ra siêu độc quyền trong ngành truyền hình, báo chí và xuất bản). Năm 1944,
một trạm truyền hình tại San Francisco ban đầu từ chối phát sóng Deadly
Deception (Sự dối trá chết người), một bộ phim tài liệu được trao giải Hàn
lâm phơi bày sự liên quan của tập đoàn General Electric Corporation đối
với ngành công nghiệp vũ khí hạt nhân. Các nhà hoạt động đã dùng máy
chiếu chiếu bộ phim này lên tường của một tòa nhà thuộc trạm truyền hình
và mời dân chúng đến xem. Trạm truyền hình chịu thua và phải đồng ý phát
bộ phim đó.
Sự vỡ mộng với cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa trong giữa những năm
1990 đã dẫn đến một loạt nỗ lực nhằm tạo ra các phong trào chính trị độc
lập. Tại Texas đã diễn ra một hội nghị thành lập Liên minh vì Dân chủ, với
hy vọng liên minh này sẽ tạo ra một phong trào dân túy mới trong nước Mỹ
nhằm chống lại các tập đoàn. Tại Midwest, một đảng mới đã xuất hiện, giúp
các cử tri có ứng cử viên mới thay thế ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Các