gì đến sự bố trí này. Điều đó cũng được mô tả trong Kinh Thánh,
xác nhận rất ấn tượng khi khám phá đường hầm vào những năm 1867-
1870. Một dòng chữ khắc đương thời, ghi lại việc hoàn thành công trình
bằng tiếng Hebrew, được tìm thấy trên vách:
Đây là câu chuyện về việc đào xuyên qua: trong khi [những người đào hầm nhấc] cái cuốc,
mỗi người hướng về phía đồng đội mình, và trong khi 3 cubit
[còn lại] phải được đào xuyên
qua, [thì nghe] tiếng một người đàn ông gọi đồng đội mình, vì có một vết nứt trong tảng đá
phía tay phải và phía [tay trái]. Và trong ngày đào hầm, những người đào hầm bổ, theo hướng
đồng đội mình, hết nhát cuốc này đến nhát cuốc kia. Và nước bắt đầu chảy từ nguồn tới bể,
Trên thực tế, Jerusalem quả đã sống sót sau một cuộc vây hãm khốc liệt của
Sennacherib Vua xứ Assyria năm 701 TCN. Công cụ bảo vệ không hẳn là
những bức tường mới và bể nước, vì đúng lúc đó có một trận dịch hạch
khủng khiếp do chuột gây ra, tấn công quân Assyria, theo lời sử gia Hy Lạp
Herodotus nói sau này. Trong Sách Các Vua quyển 2, điều này được xem là
kỳ diệu: “Xảy ra là chính đêm ấy, Thần sứ Yavê xuất chinh, sát phạt trong
doanh trại Assur một trăm tám mươi lăm ngàn người. Sáng ngày khi người
ta thức dậy, thì này tất cả đều là thây ma chết dẫm.”
Tầng lớp cai trị Judah
cũng tìm kiếm an toàn trong các liên minh khác nhau, với các nhà nước
láng giềng nhỏ bé, và thậm chí với Ai Cập rộng lớn, yếu ớt, “cây gậy sậy,”
mà người Assyria chế nhạo, “ai chống gậy đó thì bị nó đâm thủng bàn
tay.”
Tuy nhiên, tầng lớp cai trị và người dân Judah ngày càng bắt đầu kết nối số
phận chính trị và quân sự cuối cùng của mình với thần học và hành vi đạo
đức hiện tại của họ. Ý tưởng này dường như đã lan ra rằng người dân chỉ có
thể được cứu rỗi bằng đức tin và công việc. Nhưng khái niệm về một giải
pháp tôn giáo cho vấn đề sinh tồn của quốc gia - hoàn toàn ngược với khái
niệm đưa Israel đến với chế độ vương quyền vào lúc diễn ra cuộc xâm lược
của Philistine - bản thân nó đã lái Judah theo hai hướng trái ngược nhau.