chúng, và như một phần trong tổng thể trật tự của tự nhiên. Một khi hiểu
được điều này, người ta không còn buồn rầu, hận thù, hay khao khát trả thù
nữa. “Hận thù gia tăng khi chúng ta ăn miếng trả miếng; mặt khác, nó có
thể bị tiêu diệt bằng tình yêu. Hận thù khi bị chế ngự hoàn toàn nhờ vào
tình yêu được chuyển hóa thành tình yêu; và tình yêu do đó lớn hơn nếu
hận thù không có trước nó.” Nhưng “tình yêu” của Spinoza là một thứ lạ
kỳ. Tất cả được định trước. Ông không tin vào ý chí tự do. Thế nên hy vọng
và sợ hãi là những điều xấu; sự khiêm tốn và hối lỗi cũng vậy. “Ai mà hối
lỗi về một hành động thì thật thảm hại hay yếu ớt.” Bất cứ điều gì xảy ra
đều là ý Chúa. Người thông thái cố gắng nhìn thế giới như cách Chúa nhìn
nó. Chỉ có sự thiếu hiểu biết mới làm chúng ta nghĩ rằng mình có thể thay
đổi tương lai. Một khi đã hiểu điều này, chúng ta có thể giải phóng bản thân
khỏi sự sợ hãi; khi được giải phóng như thế, chúng ta không trầm tư về cái
chết mà về cuộc sống. Khi chúng ta hiểu bản thân mình và các cảm giác
của mình, trong đó đam mê đã được loại ra, thì chúng ta có thể yêu Chúa.
Nhưng đây không phải là tình yêu giữa người với người, tất nhiên rồi, vì
Chúa không phải là một người mà là mọi thứ; và tình yêu không phải là
một đam mê, mà là sự hiểu. Chúa, hay đúng hơn “Chúa,” không có đam mê
hay vui thú hay đau đớn, không yêu mà cũng chẳng ghét ai. Thế nên “ai mà
yêu Chúa không thể đòi hỏi Chúa yêu lại mình.” Hoặc một lần nữa: “tình
yêu trí tuệ của đầu óc đối với Chúa là một phần của tình yêu vô hạn mà nhờ
đó Chúa yêu chính mình.”
Không khó để hiểu tại sao Spinoza lại hấp dẫn với kiểu triết gia trí tuệ
nhưng nhẫn tâm như Bertrand Russell; hay tại sao những người khác lại
thấy ông vô cảm, thậm chí rất khó chịu. Spinoza, giống như Hobbes - là
người mà ông học được sự chặt chẽ lạnh lùng nhất định - khiến những
người cùng thời sợ hãi thực sự. Có lẽ sẽ tốt hơn nếu ông thoải mái từ bỏ
hoàn toàn việc sử dụng những từ mã hóa như “Chúa,” và viết một cách đơn
giản. Ảnh hưởng của ông đối với các tác giả châu Âu chủ chốt khác là
không thể đo đếm được, ông thu hút cả các trí thức Pháp như Voltaire, lẫn
các trí thức Đức như Lessing, là người nhận xét rằng: “Không có triết học