Thật không may, bạo lực báo chí không thuộc về một phía. Khi các nhóm
Cộng sản đường phố cũng như Đảng Quốc xã đưa bạo lực một cách có hệ
thống lên đường phố và từ đó hợp tác để chuẩn bị bạo lực quốc gia, thì
cũng có nhiều bạo lực lời nói được sinh ra từ phía tự do, phần lớn là từ
cộng đồng Do Thái. Châm biếm đến một cách tự nhiên với họ, và ở Đức
Heine đã gây dựng một bối cảnh mạnh mẽ và thường là tàn ác, nguồn cảm
hứng cho nhiều nhà văn Do Thái sau này. Từ năm 1899 đến năm 1936, nhà
văn người Vienna Karl Kraus (1874-1936), được rửa tội giống như Heine,
điều hành một tờ báo có tên Die Fackel (Ngọn đuốc), nó đặt ra những tiêu
chuẩn mới trong sự châm biếm hung hăng, phần lớn là chĩa vào người Do
Thái, chẳng hạn như Herzl và Freud. “Tâm Phân học,” ông ta viết, “là căn
bệnh Do Thái mới nhất” và “vô thức là một ghetto cho những suy nghĩ của
con người.” Kỹ năng cay độc của ông ta trong việc tìm ra điểm yếu được
nhiều người ngưỡng mộ và bắt chước ở nước Đức Weimar, và được sử
dụng theo một cách vô cùng khiêu khích, nhất là với Kurt Tucholsky
(1890-1935) và tạp chí Weltbühne. Tờ tạp chí này chỉ có lượng phát hành
nhỏ, 16.000 bản (1931), nhưng nó gây ra tranh cãi vô cùng dữ dội do các
công kích có chủ ý nhằm vào mọi thứ mà những người Đức biết lý lẽ
thường trân trọng. Cuốn sách ra đời năm 1929 của Tucholsky, Deutschland,
Deutschland über Alles (Nước Đức, nước Đức trên tất cả), công kích bộ
máy tư pháp, giáo hội, cảnh sát, Hindenburg, Đảng Dân chủ Xã hội và lãnh
đạo công đoàn, với một bức ảnh ghép các vị tướng Đức có dòng chú: “Súc
vật đang nhìn các vị.”
Ngay từ đầu, tình trạng bạo lực báo chí này từ phe tả đã mang lại lợi thế
cho những ai bài Do Thái. Karl Gerecke khéo léo sử dụng Weltbühne trong
bài tiểu luận Biblischer Antisemitismus (1920) của ông, một thứ dự phòng
của Đảng Quốc xã. Các cuộc tấn công nhằm vào người Do Thái trong quân
đội đặc biệt nguy hiểm. Hiệp hội cựu quân nhân Do Thái có thể chỉ ra từ
các con số chính thức rằng số lượng người Do Thái phục vụ trong cuộc
chiến, bị chết, bị thương và được tặng huy chương hoàn toàn khớp với tỉ lệ
người Do Thái trong dân số. Nhưng có một niềm tin phổ biến, được Hitler