và Đảng Quốc xã chia sẻ và truyền bá một cách dai dẳng không ngừng,
rằng người Do Thái đã trốn nghĩa vụ và đâm sau lưng quân đội. Trên thực
tế, người châm biếm dữ dội nhất thuộc tầng lớp quân đội-địa chủ quý tộc là
một người phi Do Thái, George Grosz; nhưng ông ta lại có mối liên hệ gần
gũi với một hoạ sĩ và nhà văn Do Thái, thế nên ông ta được cho là đã bị
“xúi giục làm điều đó.” Tucholsky là phiên bản văn xuôi của Grosz. Nhiều
phát biểu của ông ta được thiết kế với chủ ý chọc giận mọi người: ông ta
viết, “Không có bí mật nào về quân đội Đức mà tôi lại không sẵn sàng trao
cho một cường quốc nước ngoài.”
Nhưng những người bị chọc giận, nhất
là nếu họ kém khoản ăn nói và không thể ăn miếng trả miếng, lại có thể trả
đũa bằng tay chân, hay bỏ phiếu cho ai sẽ trả đũa bằng tay chân; Tucholsky
và những người châm biếm giống ông không chỉ chọc giận các sĩ quan
quân đội chuyên nghiệp, mà còn cả gia đình của vô số binh lính tử trận.
Báo chí bài Do Thái và báo chí dân tộc chủ nghĩa đảm bảo để các cuộc
công kích gây tổn thương ngày một nhiều hơn của Tucholsky được lưu
hành càng rộng rãi càng tốt.
Một số người Do Thái cố gắng chống lại hình ảnh không yêu nước, hình
ảnh Bolshevik mà người ta gán cho họ. Trẻ em Do Thái được dạy làm nghệ
nhân và nông dân.
Đầu những năm 1920, một luật sư ở Berlin, Tiến sĩ
Max Naumann, cựu đại úy quân đội, thành lập Liên đoàn Người Do Thái
Đức Dân tộc chủ nghĩa. Còn có Kameraden một tổ chức thanh niên Do
Thái cánh hữu, và Liên đoàn Quốc gia Cựu binh Tiền tuyến Do Thái.
Nhưng Naumann phạm sai lầm là tìm cách giảm thiểu sự thù ghét của
Hitler đối với người Do Thái bằng cách ca ngợi ông ta là một thiên tài
chính trị có thể khôi phục sự thịnh vượng Đức, và tất cả họ có chung ảo
tưởng là có thể thỏa thuận được với Đảng Quốc xã.
cho thấy bất cứ điều gì họ làm lại khiến người Do Thái được ưa thích hơn.
Khó khăn cao như núi mà bất cứ người Do Thái Đức yêu nước nào cũng
phải đối mặt là nước Cộng hoà Weimar. Cộng hoà Weimar sinh ra từ thất
bại, luôn dính liền với thất bại, và trong đầu hầu hết người Đức, nó còn