dính đến người Do Thái dưới dạng Judenrepublik.
cái cối xay tròng quanh cổ người Do Thái. Tuy nhiên, người Do Thái có ít
vai trò trong nền chính trị Weimar, trừ lúc đầu. Rathenau và Rudolf
Hilferding, Bộ trưởng Tài chính các năm 1923 và 1928, là những chính trị
gia Weimar Do Thái đầu tiên và cuối cùng. Đúng là người Do Thái đóng
vai trò nòng cốt trong việc lập ra Đảng Cộng sản Đức, nhưng với sự xuất
hiện của chủ nghĩa Stalin, họ đã nhanh chóng bị đẩy ra khỏi hàng ngũ chóp
bu của Đảng, giống hệt như ở Nga. Năm 1932, khi Đảng tổ chức tranh cử
cho 500 ứng viên và có 100 người trúng cử, không có ai trong đó là người
Do Thái.
Đảng Dân chủ Xã hội được điều hành bởi các thành viên công
đoàn thuộc tầng lớp lao động phi Do Thái, hầu hết họ đều không ưa gì
những người cánh tả Do Thái mà họ cho là trí thức trung lưu không mong
muốn, cấu trúc thực sự của Weimar, với hệ thống đại diện theo tỉ lệ của nó,
ủng hộ mạnh mẽ các đảng cực đoan như Đảng Quốc xã, là Đảng không bao
giờ có thể lên nắm quyền một cách hợp pháp dưới hệ thống phổ thông đầu
phiếu
kiểu Anh. Và những người châm biếm Do Thái như Tucholsky công
kích Weimar dữ dội như chính Đảng Quốc xã.
Tuy nhiên, mối liên hệ vẫn ở đó, với gốc rễ của nó mang tính văn hóa. Kẻ
thù của người Do Thái kết tội họ đã bắt cóc văn hóa Đức, biến nó thành
một thứ gì đó mới mẻ, xa lạ mà họ gọi là Kultur-bolschewismus.
Ý nghĩ về
chuyện đánh cắp văn hóa rất mạnh mẽ và cực kỳ nguy hiểm. Một số nhà
văn Do Thái đã cảnh báo về điều đó. Việc người Do Thái sử dụng tiếng
Đức, theo lời Kafka, là “sự chiếm đoạt một tài sản nước ngoài, không phải
do có được mà là đánh cắp, học mót (tương đối) nhanh chóng và vẫn là tài
sản của ai đó kể cả nếu không thể chỉ ra được một lỗi nào trong khi nói.”
Thậm chí trước chiến tranh, Moritz Goldstein đã cảnh báo trong bài “The
German-Jewish Parnassus” (Núi Parnassus Đức-Do Thái) trên tạp chí
Kunstwart, rằng người Do Thái trên thực tế đang bắt đầu kiểm soát văn hóa
của một dân tộc vốn từ chối cho họ quyền làm vậy.
Weimar, người Do Thái có vai trò quan trọng hơn trong đời sống văn hóa
Đức, chủ yếu vì lý do là những tư tưởng tiến bộ mà người ta đã gắn với họ