LỊCH SỬ DO THÁI - Trang 672

Mỹ trong một cuộc bầu cử mà lá phiếu Do Thái chuyển từ ủng hộ Đảng
Cộng hoà (và xã hội chủ nghĩa) theo truyền thống sang ủng hộ 85-90% số
phiếu cho Đảng Dân chủ. Khao khát giận dữ đòi thay đổi tương tự như ở
Mỹ, vốn trao quyền lực cho một người mà Hitler nhanh chóng đánh đồng
với người Do Thái, đã dẫn tới bế tắc bầu cử ở Đức, rồi được giải quyết vào
ngày 30 tháng 1 năm 1933 khi Hitler trở thành Thủ tướng.

Vậy là, không có gì là không thể tránh khỏi trong chuyện một chế độ bài
Do Thái lên nắm quyền ở Đức. Nhưng một khi Hitler đã củng cố được nền
độc tài cá nhân và độc tài đảng phái, vốn chỉ mất có tám tuần từ tháng 2
đến tháng 3 năm 1933, thì một cuộc tấn công có hệ thống nhằm vào người
Do Thái sẽ là điều chắc chắn. Đặc biệt, các nhà văn, nghệ sĩ và trí thức Do
Thái biết ông ta sẽ tấn công mình, nên hầu hết đã nhanh chóng rời khỏi
Đức. Do đó, Hitler thực tế đã giết ít trí thức Do Thái hơn so với Stalin ở
Nga. Tuy nhiên, nói chính xác thì chính sách của Đảng Quốc xã đối với
người Do Thái gần như là trở về với chủ nghĩa bài Do Thái nhà nước theo
thông lệ. Chính sách của Đảng này năm 1920 cho phép tước quyền công
dân Đức của người Do Thái, bao gồm cả quyền nắm giữ vị trí trong chính
phủ và quyền bỏ phiếu; người Do Thái sẽ trở thành “khách,” những ai đã
vào Đức từ năm 1914 sẽ bị trục xuất; ngoài ra cũng có một lời đe dọa mơ
hồ đòi tịch biên tài sản của họ.

125

Nhưng trong nhiều bài phát biểu của mình

cũng như trong cuốn Mein Kampf, Hitler đã đe dọa và hứa dùng bạo lực đối
với người Do Thái. Trong một cuộc nói chuyện riêng với Thiếu tá Josef
Hell năm 1922, ông ta thậm chí đi xa hơn nói rằng nếu giành được quyền
lực, thì “việc tiêu diệt bọn Do Thái sẽ là nhiệm vụ trước tiên và quan trọng
nhất của tôi… Khi lòng hận thù và cuộc chiến chống bọn Do Thái thực sự
được khuấy động, sự kháng cự của chúng tất yếu sẽ bị sụp đổ chóng vánh.
Chúng sẽ không thể bảo vệ bản thân và không có ai đứng lên bảo vệ
chúng.” Ông ta giải thích với Thiếu tá Hell

*

về niềm tin của mình rằng mọi

cuộc cách mạng, như cuộc cách mạng của ông ta, cần một trọng tâm thù
địch, để bộc lộ hết “cảm giác thù ghét của quảng đại quần chúng.” Ông ta
đã chọn người Do Thái không chỉ vì niềm tin cá nhân mà còn vì toan tính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.