LỊCH SỬ DO THÁI - Trang 684

Linz, nơi đây Himmler cho xây một trại lao động gần mỏ đá thành phố,
công nhân chỉ có cuốc chim và rìu, họ phải vác những tảng đá granit nặng
leo 186 bậc dốc và hẹp từ mỏ về trại. Họ chỉ sống được trung bình từ sáu
tuần đến ba tháng, chưa kể đến tử vong do tai nạn, tự tử hay bị phạt.

137

Hoàn toàn không nghi ngờ gì nữa, lao động khổ sai là một hình thức giết
người và được nhà chức trách Quốc xã coi là vậy. Cụm từ Vemichtung
durch Arbeit,
“tiêu diệt thông qua lao động,” thường xuyên được sử dụng
trong các cuộc thảo luận giữa Tiến sĩ Georg Thierack, Bộ trưởng Tư pháp,
với Goebbels và Himmler ngày 14 và 18 tháng 9 năm 1942.

138

Rudolf Höss,

chỉ huy tại Auschwitz

*

từ tháng 5 năm 1940 đến tháng 12 năm 1943, và sau

này là chánh văn phòng tại Tổng hành dinh An ninh Chính nơi toàn bộ
chương trình bài Do Thái được chỉ đạo, khai rằng đến cuối năm 1944, có
400.000 nô lệ làm việc trong ngành công nghiệp vũ khí Đức. “Tại các nhà
máy có điều kiện làm việc đặc biệt khắc nghiệt,” ông ta nói, “mỗi tháng
một phần năm công nhân chết, hoặc vì không thể làm việc nên được nhà
máy gửi trả về các trại để bị tiêu diệt.” Cho nên, công nghiệp Đức là một
bên tham gia tự nguyện trong khía cạnh này của Giải pháp Cuối cùng.
Công nhân không có tên gọi - chỉ có con số được xăm trên người. Nếu một
người chết, quản lý nhà máy không phải nêu nguyên nhân chết: ông ta chỉ
cần yêu cầu thay thế. Höss khai rằng sự chủ động để có lao động nô lệ Do
Thái luôn đến từ các hãng: “Các trại tập trung chưa bao giờ cung cấp lao
động cho công nghiệp. Ngược lại, tù nhân được gửi đến các hãng chỉ sau
khi các hãng yêu cầu tù nhân [như vậy].”

139

Tất cả các công ty liên quan biết

chính xác điều gì đang xảy ra. Cũng không chỉ giới quản lý cấp cao hay
những ai liên quan đến hoạt động lao động nô lệ mới thực sự biết đến
chuyện này. Có vô số chuyến thăm tới các trại tập trung. Trong một vài
trường hợp, những ghi nhận bằng văn bản đã được lưu lại. Theo đó, một
nhân viên của IG Farben, trong chuyến thăm tới bộ phận lao động nô lệ ở
Auschwitz ngày 30 tháng 7 năm 1942, đã viết cho một đồng nghiệp ở
Frankfurt bằng giọng mỉa mai đùa cợt mà nhiều người Đức sử dụng: “Việc
chủng tộc Do Thái đang đóng một vai trò đặc biệt ở đây chắc ông có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.