một số trường hợp cố ngăn cảnh sát tiếp cận với người Do Thái.” Chiến
dịch bắt được 1.007 người Do Thái, tất cả được đưa thẳng tới Auschwitz và
đều bị giết trừ 16 người.
Có những cuộc bố ráp ở các thành phố khác ở Ý,
phần lớn cũng thất bại vì người Ý. Một người sống sót đáng chú ý là
Bernard Berenson, con mọt sách trong một gia đình giáo sĩ Lithuania mà
vào kỷ nguyên thế tục đã trở thành chuyên gia hàng đầu thế giới về hội hoạ
Phục hưng Ý. Ông được cảnh sát địa phương báo bằng mật mã: “Thưa
ngài, người Đức muốn tới biệt thự của ngài nhưng chúng tôi không biết
chính xác nó ở đâu. Ngài có thể chỉ đường để sáng mai chúng tôi tới thăm
được không?” Người Ý giấu ông trong suốt quãng thời gian chiếm đóng
còn lại của Đức.
Ở các quốc gia châu Âu khác, SS ít hoặc không được giúp đỡ. Nhưng điều
này không nhất thiết đồng nghĩa với thất bại trong việc vây bắt người Do
Thái. Ở Hy Lạp bị chiếm đóng, dù không có bất cứ sự giúp đỡ tại địa
phương nào, SS vẫn giết gần 2.000 trong số 60.000 người Do Thái sinh
sống lâu đời ở Salonika. Ở Bỉ, bất chấp sự kháng cự tại địa phương, SS giết
40.000 trong tổng số 65.000 người Do Thái và gần như xóa sổ khu buôn
bán kim cương ở Antwerp. Hoạt động của SS ở Hà Lan đặc biệt dữ dội và
kéo dài liên miên, và dù người Hà Lan đi xa tới mức tổ chức một cuộc tổng
đình công để bảo vệ người Do Thái, song tổn thất vẫn là 105.000 trên tổng
số 140.000 người Do Thái. Người Phần Lan, đồng minh của Đức, từ chối
giao nộp 2.000 người Do Thái. Người Đan Mạch thành công trong việc chở
bằng phà gần như toàn bộ cộng đồng Do Thái 5.000 người sang Thụy Điển.
Trong khi đó, cộng đồng Do Thái Hungary khá lớn là cộng đồng cuối cùng
phải chịu tổn thất nặng nề: 21.747 bị giết ở Hungary, 596.260 bị trục xuất,
trong đó chỉ có 116.500 sống sót.
Thảm sát hàng loạt người Hungary xảy ra vào lúc quân Đồng minh chiếm
ưu thế tuyệt đối trên không và đang tiến khá nhanh. Nó đặt ra câu hỏi gay
gắt và thực tế: quân Đồng minh đã có thể làm gì để cứu người Do Thái
châu Âu? Người Nga ở gần Holocaust nhất, nhưng không hề tỏ ra có bất kỳ