LỊCH SỬ DO THÁI - Trang 702

tưởng đó “hoàn toàn bất khả thi.” Nhưng ông ta kín đáo thừa nhận: “Hitler
rất có thể sẽ nghe chúng ta với bất cứ lời đề nghị nào như thế.”

177

Bộ Ngoại

giao phản đối việc tiếp nhận người Do Thái và thậm chí bực tức trước
những lời đề nghị của người Do Thái: “Một lượng thời gian bất cân xứng
của Bộ này,” một quan chức cấp cao ghi lại, “bị lãng phí để giải quyết đám
Do Thái than khóc rền rĩ ấy.”

178

Chắc chắn Mỹ đã có thể nhận nhiều người tị nạn Do Thái. Trên thực tế,
trong giai đoạn chiến tranh, chỉ 21.000 người được tiếp nhận, bằng 10% số
người được phép nhận theo luật hạn ngạch. Lý do của tình trạng này là thái
độ thù địch của người dân. Tất cả các nhóm yêu nước, từ Hội Cựu binh Mỹ
tới Hội Cựu binh Chiến tranh Nước ngoài, đều kêu gọi một lệnh cấm nhập
cư triệt để. Tinh thần bài Do Thái thời chiến cao hơn bất cứ giai đoạn nào
trong lịch sử Mỹ. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy trong giai đoạn 1938-
1945, có 35-40% dân số ủng hộ các đạo luật bài Do Thái. Theo các cuộc
thăm dò ý kiến vào năm 1942, người Do Thái được coi là một mối đe dọa
với Mỹ lớn hơn bất cứ sắc dân nào, chỉ sau người Nhật và người Đức.
Trong các năm 1942-1944, mọi giáo đường ở khu Washington Heights của
New York đều bị đập phá.

179

Tin tức về chương trình diệt chủng có từ tháng

5 năm 1942, khi Liên minh Lao động Do Thái Ba Lan nhận được các báo
cáo đã xác minh gửi cho hai thành viên Do Thái của ủy ban Quốc gia Ba
Lan ở London, trong đó có mô tả về các xe hơi ngạt ở Chelmno và con số
700.000 người Do Thái đã bị giết. Tờ Boston Globe giật tít “Các cuộc sát
hại hàng loạt người Do Thái ở Ba Lan vượt mốc 700.000 người” nhưng rồi
đã ém nhẹm câu chuyện chỉ ở mức này. Tờ New York Times gọi đó “có lẽ là
vụ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử” nhưng chỉ viết về nó có vài
dòng.

180

Nhìn chung, tin tức về Holocaust không được tường thuật đầy đủ và

có xu hướng chìm nghỉm trong các câu chuyện kinh dị đầy ồn ào thời
chiến. Nhưng ở Mỹ người ta cũng không chịu chấp nhận thực tế Holocaust,
kể cả khi quân đội Mỹ xâm nhập các khu trại tập trung. James Agee, viết
cho tờ Nation, từ chối xem các bộ phim có cảnh tàn bạo và cho đó chỉ là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.