hơi ngạt chưa đầy năm dặm về phía đông.
Liệu việc ném bom có cứu
được người Do Thái hay không thì chẳng thể chứng minh được, SS điên
cuồng giết hại người Do Thái, không cần biết rào cản vật chất và quân sự là
gì. Việc ném bom chắc chắn đáng để thử. Nhưng Churchill thực sự là người
ủng hộ duy nhất trong cả hai chính phủ Anh-Mỹ. Không lực hai nước ghét
các chiến dịch quân sự mà không nhằm phá hủy lực lượng hay tiềm lực
chiến tranh của địch. Bộ Quốc phòng Mỹ bác bỏ kế hoạch ném bom mà
không buồn xem xét tính khả thi của nó.
Tại đây, chúng ta đi tới một điểm tàn nhẫn và quan trọng. Việc từ chối điều
chuyển lực lượng cho một chiến dịch đặc biệt giải cứu người Do Thái là
phù hợp với chính sách chiến tranh nói chung. Cả hai chính phủ đã quyết
định, với sự nhất trí của các cộng đồng Do Thái ở nước mình, rằng đánh bại
Hitler nhanh chóng và hoàn toàn là cách tốt nhất để giúp người Do Thái.
Đây là một lý do tại sao cộng đồng Do Thái Mỹ lớn và hùng mạnh không
mấy ưu tiên vấn đề ném bom. Nhưng khi việc giành chiến thắng được chấp
nhận là mục tiêu lớn nhất, thì Giải pháp Cuối cùng phải được nhìn nhận
dưới góc độ này. Và với nỗ lực chiến tranh của Đảng Quốc xã, thì nó là một
vết thương tự gây ra từ đầu đến cuối. Về phía người Đức, nó bị mọi người
phản đối, dù là tướng lĩnh quân đội hay trùm công nghiệp, vốn có quan
điểm duy lý về cuộc chiến. Nó lấy đi hàng ngàn nhân lực quân sự. Nó
thường làm tê liệt hệ thống đường sắt, nhất là trong những trận chiến sinh
tử. Trên tất cả, nó giết hơn ba triệu người lao động. Nhiều người trong số
họ có trình độ cao. Hơn nữa, các công nhân chiến tranh Do Thái, biết chắc
số phận mình, đã cố gắng điên cuồng để làm cho mình không thể thiếu
được đối với nỗ lực chiến tranh. Có nhiều bằng chứng cho thấy mọi người
Đức tham gia sản xuất đã nỗ lực giữ lại nhân viên Do Thái của họ. Dưới
đây là trích dẫn từ một trong nhiều ví dụ, tại báo cáo của người tổ chức các
nhà máy chiến tranh ở những vùng nước Nga bị chiếm đóng:
Gần như không thể giải quyết được là vấn đề tìm ra người quản lý giỏi. Gần như mọi chủ cũ
là người Do Thái. Tất cả doanh nghiệp đều đã bị nhà nước Xô Viết tiếp quản. Các ủy viên