LỊCH SỬ DO THÁI - Trang 727

Mặc dù vậy, vẫn còn các bất đồng về mục tiêu. Haganah không sử dụng
khủng bố dưới bất cứ hình thức nào. Họ chỉ sử dụng vũ lực trong điều kiện
mà có thể được gọi một cách hợp lý là một chiến dịch quân sự. Begin luôn
phản đối giết người, chẳng hạn như vụ Băng đảng Stern máu lạnh giết sáu
lính dù Anh đang ngủ ngày 26 tháng 4 năm 1946. Ông bác bỏ, khi đó và cả
sau này, cách gọi “khủng bố.” Nhưng ông sẵn lòng chấp nhận rủi ro đạo
đức cũng như rủi ro vật chất. Làm sao khi xưa có thể có được Miền đất hứa
nếu không có Joshua? Chẳng phải Sách Joshua chính là một ghi chép gây
khó chịu cho thấy người Do Thái sẵn sàng đi xa tới đâu để chinh phục vùng
đất vốn dĩ thuộc về họ theo lệnh thiêng hay sao?

Begin là nhân vật có vai trò hàng đầu trong hai sự kiện khiến Anh phải rút
lui. Ngày 29 tháng 6 năm 1946, người Anh tiến hành một cuộc đột kích lúc
sáng sớm nhằm vào Cơ quan Do Thái. Khoảng 2.718 người Do Thái bị bắt.
Mục đích là để lập ra một ban lãnh đạo Do Thái ôn hoà hơn. Nhưng bất
thành. Quả thực, vì Irgun không hề hấn gì nên vai trò của Begin được củng
cố. Ông thuyết phục Haganah đồng ý đánh thuốc nổ khách sạn Vua David,
nơi đóng trụ sở của một bộ phận chính quyền Anh. Mục đích được thống
nhất là nhằm hạ nhục, chứ không phải giết chóc. Nhưng rủi ro giết người
hàng loạt là vô cùng lớn. Âm mưu đến tai Weizmann, ông đe dọa từ chức
và nói cho thế giới biết lý do tại sao.

10

Haganah bảo Begin hủy vụ này

nhưng Begin từ chối. Giờ ăn trưa ngày 22 tháng 7 năm 1946, sáu phút
trước kế hoạch, khoảng 700 pound thuốc nổ loại mạnh đã phá sập một bên
khách sạn, giết chết 28 người Anh, 41 người Ả-rập và 17 người Do Thái,
cùng 5 người khác. Một nữ sinh 16 tuổi gọi điện cảnh báo như là một phần
của kế hoạch. Trong những bằng chứng về những gì xảy ra tiếp theo có sự
mâu thuẫn. Begin luôn cho rằng đã cảnh báo đầy đủ và đổ lỗi cho giới chức
Anh về con số chết chóc, ông chỉ đau buồn về thương vong của người Do
Thái.

11

Nhưng trong những hành động khủng bố như vậy, người đặt thuốc

nổ phải chịu trách nhiệm về bất cứ cái chết nào. Đó là quan điểm của giới
quyền uy Do Thái. Chỉ huy Haganah là Moshe Sneh buộc phải từ chức.
Phong trào Kháng chiến chia nhỏ thành nhiều phần. Dù vậy, sự kiện tàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.