LỊCH SỬ DO THÁI - Trang 729

Ở một mức độ nào đó, quy mô rủi ro phụ thuộc vào hai siêu cường Mỹ và
Nga. Trong cả hai trường hợp, người Zion hưởng lợi từ cái có thể gọi là
may mắn hay sự can thiệp của thần thánh, thích gọi thế nào cũng được.
Trường hợp thứ nhất là cái chết của Roosevelt ngày 12 tháng 4 năm 1945.
Trong những tuần cuối đời, ông này chuyển sang bài Zion, sau một cuộc
gặp với Vua Ibn Saud sau Hội nghị Yalta. Trợ lý tổng thống ủng hộ Zion,
David Niles, sau này khẳng định: “Có những hồ nghi nghiêm túc trong đầu
tôi về việc liệu Israel có ra đời được không nếu Roosevelt còn sống.”

14

Người kế vị của F.D.R., Harry S. Truman, có một cam kết thẳng thắn hơn
nhiều với chủ nghĩa Zion, phần vì cảm xúc, phần vì toan tính. Ông thương
cảm người tị nạn Do Thái, ông coi người Do Thái ở Palestine là kẻ lót
đường. Về lá phiếu Do Thái, ông cũng kém chắc chắn hơn nhiều so với
Roosevelt. Trước cuộc bầu cử năm 1948, ông cần sự ủng hộ của các tổ
chức Do Thái ở các bang “đu dây” như New York, Pennsylvania và Illinois.
Khi người Anh từ bỏ quyền ủy trị, Truman thúc giục thành lập một nhà
nước Do Thái. Tháng 5 năm 1947, vấn đề Palestine được đưa ra trước Liên
Hợp Quốc. Một ủy ban đặc biệt được yêu cầu đệ trình một kế hoạch, ủy
ban này đưa ra hai. Thiểu số đề xuất một nhà nước hai quốc gia liên bang.
Đa số đưa ra một kế hoạch chia nhỏ mới: sẽ có nhà nước Do Thái và nhà
nước Ả-rập, cộng với một khu vực quốc tế ở Jerusalem. Ngày 29 tháng 11
năm 1947, nhờ hậu thuẫn mạnh mẽ của Truman, kế hoạch thứ hai được Đại
hội đồng thông qua với 33 phiếu thuận, 13 phiếu chống, 10 phiếu trắng.

Liên Xô và các quốc gia Ả-rập, theo sau là phe tả quốc tế nói chung, sau
này tin rằng việc lập nên Israel là tác phẩm của một âm mưu tư bản-đế
quốc. Nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại. Cả Bộ Ngoại giao Mỹ lẫn Bộ
Ngoại giao Anh đều không muốn một quốc gia Do Thái. Họ thấy trước
thảm hoạ đối với phương Tây ở khu vực này nếu một quốc gia Do Thái
được hình thành. Bộ Chiến tranh Anh phản đối mạnh mẽ không kém. Bộ
Quốc phòng Mỹ cũng vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Forrestal kịch
liệt lên án nhóm vận động hành lang Do Thái: “Không nhóm nào ở đất
nước này được phép ảnh hưởng đến chính sách của chúng ta tới mức có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.