mình, Ahab là một chiến binh-nhà vua rất thành công, cai trị trong 25 năm
và hai lần đánh bại Vua Damascus, cho tới khi như Kinh Thánh nói, trong
một trận chiến bằng xe ngựa kéo “có người trương cung bắn hờ” và mũi tên
xuyên qua chỗ nối áo giáp của Ahab, khiến Ahab bị thương nặng rồi qua
đời.
Nhưng nhà Omri, từng trải và thành công như Solomon, cũng gây ra nhiều
oán giận về mặt xã hội và đạo đức. Nhiều của cải, đất đai được tích lũy.
Khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Nông dân rơi vào cảnh nợ nần, và khi họ
không thể trả được nợ thì bị tước đoạt. Điều này trái với tinh thần của Luật
Moses dù không đi ngược lại về mặt từ ngữ, vì luật yêu cầu một người
không được di dời cột mốc của nhà hàng xóm.
Các vị vua phản đối việc
tầng lớp tinh hoa đàn áp người nghèo, vì họ cần người nghèo đi lính và là
nhân công cho mình; nhưng bất cứ hành động nào của họ cũng đều rất yếu
ớt. Các tư tế ở Shechem, Bethel và các ngôi đền khác, được trả lương, gắn
bó mật thiết với hoàng tộc, lúc nào cũng nghĩ đến nghi lễ và hiến sinh, và
thờ ơ - những người chỉ trích họ nói vậy - trước nỗi thống khổ của người
nghèo. Trong hoàn cảnh này, các nhà tiên tri tái xuất, cất lên tiếng nói
lương tâm xã hội. Giống Samuel, họ cảm thấy lo lắng về toàn bộ thể chế
quân chủ, cho là nó không tương thích về bản chất với chế độ thần quyền
dân chủ. Dưới thời nhà Omri, truyền thống tiên tri đột nhiên sống lại ở
miền bắc nhờ nhân vật Elijah đầy kinh ngạc, ông đến từ một nơi không xác
định tên là Tishbe, ở Gilead phía đông sông Jordan, ngay bên rìa sa mạc.
Ông là người Rechab, thành viên của giáo phái cực kỳ khổ hạnh, cuồng tín,
chính thống, “mặc áo da cả lông, và ngang lưng quấn xiêm da.” Giống hầu
hết các anh hùng Do Thái, ông xuất thân từ tầng lớp nghèo và nói thay cho
họ. Tương truyền, ông sống gần sông Jordan và được bầy quạ nuôi ăn.
Rõ
ràng trông ông chẳng khác gì Thánh John Tẩy Giả
làm nên những điều kỳ diệu nhân danh người nghèo, và hoạt động năng nổ
nhất khi xảy ra hạn hán và nạn đói, khi dân chúng khổ đau.