Sự phản đối này đối với những thay đổi tôn giáo của Solomon, kết hợp với
cách làm và đòi hỏi chuyên chế của ông, khiến vương quốc thống nhất mà
cha ông đã xây dựng không thể trụ được về lâu dài. Mưu mẹo và thành
công của Solomon giúp đoàn kết vương quốc, nhưng có những dấu hiệu
căng thẳng thậm chí trong mấy năm tháng cuối đời ông. Đối với người Do
Thái vốn coi quá khứ là rất thật, thì hệ thống lao động cưỡng bức là đặc
biệt đáng ghét vì nó làm họ nhớ tới chế độ nô lệ ở Ai Cập. Sự tự do và tôn
giáo là không thể tách rời trong tâm trí họ. Bằng cách tập trung sự thờ cúng
ở Jerusalem, Solomon hạ thấp các ngôi đền ở miền bắc như Shechem, liên
quan tới Abraham, Bethel, và Jacob. Đối với người miền bắc khi đó thì
Solomon và dòng dõi của ông ngày càng bị coi là những kẻ phá hoại tâm
linh cũng như những kẻ đàn áp thế tục.
Do đó, khi Solomon qua đời vào năm 925/926 TCN, người miền bắc từ
chối tiến hành một lễ tấn phong thống nhất ở Jerusalem cho người kế vị là
Rehoboam, và khăng khăng yêu cầu ông này tới Shechem ở miền bắc để
được phong làm vua của họ. Những người đã bỏ đi tha hương dưới thời
Solomon, như Jeroboam, trở về và đòi hỏi nền hiến trị, nhất là hủy bỏ chế
độ lao động cưỡng bức và sưu cao thuế nặng: “Bây giờ xin ngài giảm bớt
công việc cực khổ của cha ngài và ách nặng ông đã quàng trên chúng tôi.
Và (như vậy) chúng tôi sẽ làm tôi ngài.”
chính trị toàn diện ở Shechem, tại đó Rehoboam sau khi tham khảo các cố
vấn lớn tuổi của cha mình đã từ chối đề nghị hoà giải của họ, và áp dụng
một đường lối cứng rắn được các hiệp sĩ trẻ tuổi hậu thuẫn, nói với người
miền bắc rằng: “Cha ta đã làm cho ách các ngươi ra nặng, ta thời sẽ chất
thêm trên ách các ngươi; cha ta đã trừng trị các người bằng roi, ta thời sẽ
trừng trị các ngươi bằng bò cạp.”
Quan điểm sai lầm đến kỳ lạ này đã hủy hoại vương quốc thống nhất.
Rehoboam không có phương tiện và kỹ năng quân sự để đoàn kết vương
quốc bằng vũ lực, người miền bắc tách ra và quay lại với dòng tộc hoàng
gia của mình, và trong một kỷ nguyên trỗi dậy của các đế chế - Babylon rồi