Ngày 4-5, Ley tuyên bố thành lập “Mặt trận của lao động” buộc mọi
người phải làm việc. Mặt trận này coi như một công cụ khổng lồ về tuyên
truyền để nhồi nhét ý tưởng Quốc xã trong số hàng triệu hội viên bị bắt
buộc phải dự vào. Mọi điều kiện sống của người thợ thuyền đều bị san
bằng. Chương trình to lớn của Hitler đã làm hạ con số thất nghiệp, bằng
cách hạ tiền công của người lao động và số tiền lãi to lớn của các hãng công
nghiệp hợp tác với chủ nghĩa Quốc xã đều rơi vào tay Đảng Quốc xã.
Các nghiệp đoàn đã bị loại bỏ tạo điều kiện cho việc thanh toán các đảng
phái chính trị.
Sau ngày 30-1, Hindenburg và Von Papen cùng tham dự chính quyền với
Hitler, khiến cho những người Đức quốc gia trở thành chỗ dựa vững chắc
cho Hitler. Hai người này đã dùng mọi biện pháp để chống lại các đảng
phái. Theo sắc lệnh mới nhiều đơn vị hành chính, nhiều viên chức là hội
viên của những đảng ấy bị đuổi việc không cần lý do. Nhưng vẫn còn hai
bộ trưởng Bộ kinh tế và Bộ nông nghiệp. Để gạt bỏ hai vị này, bọn Quốc xã
bèn tổ chức những cuộc kháng nghị đông đúc để chống lại đường lối về
nông nghiệp.
Ngày 28-6, hai vị bộ trưởng nói trên đều phải xin từ chức.
Cùng ngày hôm ấy, Đảng Dân tuý, đảng cũ của Stresemann xem xét hết
sức thận trọng để tự giải tán, bắt chước theo Đảng Thiên chúa giáo. Trước
sự tự giải tán của các đảng nói trên, chỉ có Đảng Dân tuý của người xứ
Bavière, tiếp tục đối mặt với mọi sự đe dọa của Quốc xã. Lập tức những
người lãnh đạo của Đảng Dân tuý xứ Bavière đều bị bắt. Trong số người bị
bắt có ông hoàng Wrede, sĩ quan kỵ binh đã cùng Hitler tham dự cuộc đảo
chính năm 1923 và cùng ngồi tù với Hitler ở nhà giam Landsberg. Ông
hoàng này cũng phải nhún nhường và đến lượt mình phải tự giải thể đảng
của mình.
Ngày 7-7, một sắc lệnh gạt bỏ các đại biểu Xã hội - dân chủ trong Quốc
hội (Reichstag) và những tổ chức chính quyền của Länder. Rất nhiều người
lãnh đạo của các tổ chức chính quyền đã phải ra nước ngoài. Những người
khác thì vào tù hay vào trại tập trung. Bọn Quốc xã tuyên bố hễ ai không