được Giáo Hội Công Giáo tin tưởng từ lâu và đã được dành riêng một ngày
lễ để mừng kính trong 1,500 năm, nhưng đức giáo hoàng muốn chính thức
xác định điều ấy như một dấu hiệu hy vọng cho mọi người về sự sống lại và
vinh hiển của chính thân xác họ mà đã được tiên báo qua sự kiện hồn xác
lên trời của Ðức Maria. Vì ngài được thụ thai cách tinh tuyền và đời sống
không tì ố vì tội lỗi, thân xác của ngài không bị chết và bị mục nát như thân
xác chúng ta, do đó ngài có thể trực tiếp đi vào sự vinh hiển của Thiên
Chúa. Vì vậy, Ðức Piô XII thường được coi là vị giáo hoàng của hòa bình
và giáo hoàng của Ðức Maria.
Ðức Piô XII và Học Thuật Hiện Ðại
Mặc dù Ðức Piô XII rất giống với Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII khi coi thần
học của Thánh Tôma có giá trị cao trong thần học Công Giáo, nhưng ngài
là người khai mở các lãnh vực học thuật về phúc âm và lịch sử. Trong tông
thư Humani Generis (1959), ngài cảnh giác người Công Giáo đối với
những nguy cơ của thần học lịch sử mới, nhưng trong tông thư Divino
Afflante Spiritu (1943), ngài cho phép các học giả Công Giáo áp dụng các
phương pháp mới, tỉ như cách dẫn giải dựa trên dạng thức của văn bản.
Cũng trong năm này, Ðức Piô XII công bố tông thư nổi tiếng Mystici
Corporis Christi, cách mạng hóa quan điểm của Công Giáo về Giáo Hội.
Thay vì coi Giáo Hội Công Giáo chỉ là một tổ chức của con người hoặc
một hệ thống cấp bậc hình kim tự tháp, ngài khuyến khích người Công
Giáo coi Giáo Hội như thân thể mầu nhiệm của Ðức Kitô. Ðây là một quan
niệm phát xuất từ tư duy của Thánh Phaolô nhấn mạnh đến tính cách mầu
nhiệm và hợp nhất của Giáo Hội như thân thể của Ðức Kitô ở trần thế. Các
phương cách tiếp cận thần học này bắt đầu phá vỡ bầu khí căng thẳng và
nghi ngờ mà các thần học gia Công Giáo từng chịu đựng kể từ khi phải thề
chống với chủ nghĩa Ðổi Mới vào năm 1910. Các phương cách ấy cũng mở
đường cho sự phát sinh rầm rộ các dạng thức thần học Công Giáo mới được
bắt đầu với Công Ðồng Vatican II. Biết bao công trình của các thần học gia