3. Giáo Hội Phẩm Trật — Chương này xác nhận rằng Giáo Hội mà
Ðức Giêsu thành lập gồm các vị lãnh đạo có chức thánh, họ là những ơn
sủng của Thiên Chúa để dẫn dắt dân Ngài khi tiếp tục sứ vụ của Ðức Giêsu
trên trần gian. Chương này cũng bàn đến nhiệm vụ của đức giáo hoàng,
giám mục, linh mục, và phó tế.
4. Giáo Dân — Phần này đề cập đến vai trò tư tế, vương đế và ngôn
sứ của Ðức Giêsu Kitô được chia sẻ cho những người Công Giáo không có
chức thánh, hay không khấn trọn. Ðây là một chương quan trọng công nhận
vai trò tích cực và phẩm giá trọn vẹn của giáo dân trong Giáo Hội Công
Giáo. Họ không phải là công dân hạng hai nhưng là tham dự viên trọn vẹn
trong sứ vụ của Ðức Kitô.
5. Lời Mời Gọi Toàn Thể Giáo Hội Nên Thánh — Chương này
nhấn mạnh rằng tất cả Kitô Hữu được mời gọi để nên thánh. Tất cả Kitô
Hữu, không chỉ linh mục và tu sĩ, được mời gọi để trở nên thánh. Công
đồng xác nhận rằng mỗi ơn gọi đều có một phương cách riêng để đạt tới sự
thánh thiện.
6. Tu Sĩ — Chương này xác nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của những
ai đã tận hiến cho Ðức Kitô qua các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng
lời. Chương này nhấn mạnh đến giá trị và sự thích đáng của đời sống tu trì
đối với thế giới hiện đại dựa trên ba nhân đức Phúc Âm này.
7. Giáo Hội Lữ Hành — Chương này nhắc nhở chúng ta rằng Giáo
Hội chỉ là một lữ khách trên trần gian; mục tiêu và căn nhà thật của Giáo
Hội là sự hợp nhất với Thiên Chúa ở thiên đàng. Chương này cũng nhấn
mạnh đến sự hợp nhất hay hiệp thông giữa Giáo Hội lữ hành với các phần
tử của Giáo Hội đang được thanh tẩy trong luyện ngục cũng như với những
người đã được vinh hiển trên thiên đàng. Sự tương giao này thuờng được
gọi là các thánh thông công.
8. Ðức Maria — Chương sau cùng của văn kiện được dành để đề cập
đến vai trò quan trọng của Ðức Maria như người mẹ và gương mẫu của
Giáo Hội, cũng như vai trò của ngài trong công trình cứu chuộc của Thiên
Chúa. Trong chương này, thay vì có một văn kiện riêng về Ðức Maria như
một vài người đề nghị, các giáo phụ công đồng đã bao gồm những tranh