nghiệm hàng ngày của người Công Giáo. Nền tảng cho hiến chế này được
soạn thảo bởi các học giả từng làm việc trong hai mươi năm hay hơn về vấn
đề cải tổ và canh tân phụng vụ Công Giáo.
Ðiểm chính của hiến chế là “sự tham dự tích cực”. Giáo dân không
còn là quan sát viên trong phụng vụ mà họ phải tích cực góp phần trong
việc thờ phượng Chúa. Nhiều thay đổi thực tiễn mà hiến chế đưa ra nhằm
giúp giáo dân hiểu biết và tham dự vào phụng vụ dễ dàng hơn. Tỉ như,
Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng bản xứ được coi là một điều có thể thực
hành ngay, và đã được hầu hết các giám mục trên toàn thế giới thi hành
trong các giáo phận.
Ðiều thường bị chỉ trích về hiến chế này, nếu có, là sự áp dụng vào
thực tế quá mau chóng hoặc không giải thích đầy đủ, khiến người Công
Giáo không kịp thích ứng. Ở một vài nơi, vấn đề xảy ra là khi các linh mục
vi phạm các chỉ dẫn rõ ràng của hiến chế, tỉ như không ai được thay đổi Lời
Nguyện Thánh Thể đã được chuẩn nhận. Hoặc một số thừa tác viên không
có chức thánh nhưng đã được cho phép thi hành một số nghi thức dành
riêng cho chức thánh. Những lạm dụng ấy đã tạo nên các căng thẳng không
cần thiết và sự hoang mang trong giới Công Giáo.
Hiến chế cũng góp phần quan trọng khi làm sáng tỏ quan điểm của
người Công Giáo về phụng vụ, tỉ như về Thánh Lễ, người Công Giáo coi
đó như một tưởng nhớ hoặc diễn lại sự hy sinh có giá trị ngàn đời của Ðức
Kitô trên đồi Can-vê xưa, chứ không phải Ðức Kitô lại hy sinh một lần nữa.
Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum)
Một diễn đạt chính thức khác về học thuyết căn bản của Giáo Hội Công
Giáo được tìm thấy trong hiến chế tín lý này. Hiến chế tiếp tục hướng dẫn
và khuyến khích các học giả Kinh Thánh mà sự khích lệ ấy đã được khởi sự
từ thời Ðức Giáo Hoàng Piô XII với thông điệp Divino Afflante Spiritu.
Hiến chế này cổ võ việc sử dụng các phương pháp hiện đại để chú giải
Kinh Thánh trong khi vẫn nhắc nhở các học giả rằng, quyết định sau cùng
về giá trị của những khám phá mới thì tùy thuộc ở đức giáo hoàng và các