LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 123

giám mục, là những người tạo thành huấn quyền (magisterium) của Giáo
Hội Công Giáo.

Hiến chế này khẳng định rằng Thiên Chúa đã tiết lộ chân lý của Ngài

qua loài người, do đó Phúc Âm có thể coi như “lời của Chúa trong ngôn
ngữ loài người.” Hiến chế này tóm lược sự hiểu biết của Công Giáo về cách
chuyển trao và loan truyền chân lý của Thiên Chúa trong Giáo Hội. Hiến
chế giải thích rằng, trong khi chỉ có một nguồn mặc khải, là chính Thiên
Chúa, chân lý của Ngài đến với Giáo Hội qua các nguồn hợp nhất và phụ
thuộc lẫn nhau, đó là Kinh Thánh, truyền thống thánh, và magisterium, là
một tôi trung của lời Chúa — bởi lắng nghe, gìn giữ và giảng dạy lời ấy
một cách trung tín.

Sau khi nhìn lại Cựu Ước và Tân Ước, hiến chế chấm dứt với một

chương về “Kinh Thánh trong Ðời Sống Giáo Hội” nhằm cổ vũ mọi người
Công Giáo, nhất là linh mục và tu sĩ nam nữ, hãy nghiên cứu và đọc Phúc
Âm cách kiên trì, “đắm chìm trong Phúc Âm bởi việc kiên trì học hỏi một
cách sùng kính và chuyên cần nghiên cứu.”

Tuyên Ngôn Về Giáo Dục Kitô Giáo

Giáo dục là lưu tâm chính của người Công Giáo và Kitô Hữu nói chung.
Nhu cầu tự do tôn giáo đích thực trong các trường Kitô Giáo cũng có một
vị thế và cơ hội đồng đều để được hỗ trợ tài chánh như các trường công.
Quan điểm của Công Giáo về phương cách giáo dục cũng được duyệt xét.

Sắc Lệnh về Hiệp Nhất

Sắc lệnh này thực sự khởi đầu một kỷ nguyên mới trong sự tương giao giữa
Công Giáo và các giáo phái Kitô Giáo khác. Gạt bỏ mọi tự hào chiến thắng
của quá khứ, Giáo Hội Công Giáo công khai thú nhận là có góp phần trong
lỗi lầm chia cắt Kitô Giáo. Văn kiện khẳng định rằng người Công Giáo
phải coi các Kitô Hữu khác như anh chị em trong Ðức Kitô, dù họ khác biệt
trong niềm tin và cách thờ phượng. Sắc lệnh cũng nhìn đến một số khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.