Về sự tương giao của Giáo Hội Công Giáo với các Kitô Hữu khác, với
người ngoài Kitô Giáo và với thế giới, có nhiều tiến bộ đã được thể hiện.
Ðại kết là chữ mới đối với nhiều người Công Giáo, nhưng sau đó không
lâu, đại kết là mối quan tâm hàng đầu để người Công Giáo biết thông cảm
với các Kitô Hữu như anh chị em trong Ðức Kitô, cũng như để quý trọng
các yếu tố xác thực và có giá trị trong các truyền thống của họ và của Giáo
Hội. Các tổ chức đại kết, các nhóm cầu nguyện, và các tổ chức khác đã
được khởi sự và được Công Giáo hỗ trợ.
Nhiều người Công Giáo không cảm thấy ảnh hưởng ngay lập tức của
giáo huấn công đồng về các tôn giáo ngoài Kitô Giáo và các hoạt động
truyền giáo, nhưng ít ra ngày càng có nhiều người Công Giáo ý thức rằng
không phải mọi người ngoài Kitô Giáo đều bị luận phạt xuống hỏa ngục.
Giữa các tín hữu Công Giáo và Do Thái Giáo có nhiều tương giao và quan
điểm lạc quan hơn đã được phát động ở nhiều nơi.
Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của công đồng đối với thế giới là sự thúc
giục người Công Giáo phải tiếp tay vào các sinh hoạt của xã hội, nhất là để
cổ võ sự công chính và hòa bình. Ðiều này được dựa trên sự hiểu biết sâu
đậm hơn về tự do và nhân phẩm. Việc tìm kiếm công bằng xã hội, sự lưu
tâm đến người nghèo, và tìm kiếm sự tự do trong lãnh vực chính trị, xã hội,
và kinh tế cho người bị áp bức đã được đề cập trong toàn thể Giáo Hội
Công Giáo.
Các Tổ Chức và Phong Trào Canh Tân
Mặc dù Công Ðồng Vatican II không kêu gọi việc hình thành các phong
trào hay tổ chức canh tân (ngoại trừ việc khuyến khích phong trào Công
Giáo Tiến Hành trong Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân), ơn sủng dồi dào
của Thiên Chúa và của quyền năng Chúa Thánh Thần phát sinh từ công
đồng đã dẫn đến nhiều việc canh tân.
Cả Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội và Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân
đều nói về tầm quan trọng của công việc và ơn sủng Chúa Thánh Thần. Chỉ
hai năm sau khi bế mạc công đồng vào năm 1965, một luồng gió mạnh mẽ