LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 23

CHƯƠNG II: GIÁO HỘI THỜI CÁC

TÔNG ĐỒ & CÁC GIÁO PHỤ (50 -

600)

Giáo Hội thời các Tông Ðồ (thế kỷ thứ nhất) là thời kỳ của các nhà lãnh
đạo và thần học sáng giá của Kitô Giáo, các đấng thường được gọi là “Giáo
Phụ”. Thời kỳ này thường được gọi là thời các Giáo Phụ. Khi nhìn đến các
nhân vật, các biến cố và các phong trào quan trọng trong thời kỳ này sẽ
giúp chúng ta hiểu được sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo cho đến thế
kỷ thứ bảy.

Thế Kỷ Thứ Nhất: Ðặt Nền Tảng

Hầu hết những gì xảy ra trong Kitô Giáo ở thế kỷ thứ nhất thì quen thuộc
với chúng ta, nhờ kinh thánh Tân Ước. Trong sách Tông Ðồ Công Vụ,
chúng ta biết công cuộc truyền giáo đã nới rộng giáo hội của Ðức Giêsu
Kitô từ nguyên thủy ở Giêrusalem, gồm những người Do Thái tòng giáo
theo Ðức Kitô, đến những người Dân Ngoại ở nhiều nơi trong Ðế Quốc La
Mã và cho đến tận Rôma. Sự bình an tương đối trong thế kỷ này, cũng như
hệ thống đường bộ và đường thủy của người La Mã, đã giúp Kitô Giáo có
thể phát triển nhanh chóng. Nền văn hóa chung và một ngôn ngữ chung
cũng giúp cho sự bành trướng. Tuy nhiên, động lực chính của sự phát triển
Kitô Giáo là Chúa Thánh Thần, Ðấng đã làm nên các tông đồ vĩ đại như
Thánh Phaolô và các vị tử đạo như Stêphanô, là vị tử đạo đầu tiên.

Lúc đầu, Kitô Giáo được coi là một nhánh không quan trọng của Do

Thái Giáo. Trong thế kỷ thứ nhất và đầu thế kỷ thứ hai, hầu hết những
người tòng giáo xuất thân từ các giai cấp thấp kém trong xã hội La Mã,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.