Tòa Đại hình Cần Thơ xửa vụ án này vào ngày 17/8/1928. Ông Rozario
ngồi chánh án, công tố viên là Moreau. Ông Moreau này khá tốt và công
bình. Ngoài ra còn một ông hội thẩm là ông Sự, rất tốt.
Người Pháp đứng trước tình thế gay go. Mặc nhiên, họ đem ra xử những
hậu quả của luật lệ bất công do chính họ ban hành, tức là họ xử cái chế độ
của họ. Tha bổng tất cả nạn nhân thì không được, nhưng lên án thì lên án
làm sao ? Chuyện này cả nước đều hay biết.
Trừ báo La Dépêche lIndochine ra thì tất cả báo chí Sài Gòn đều có mặt,
theo dõi phiên tòa : báo LíEcho Annamite, Đông Pháp thời báo,
LíImpartial, LíOpinion, Le Courrier Saigonnais, Le Phare, La Tribune
Indochinoise.
Tòa tuyên án như sau : Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út của Toại) và Tia
(con trai của Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, 6 tháng tù (nhưng
đã bị giam sáu tháng rồi). Miều, chồng của Liễu (em rể của Biện Toại) : 2
năm tù vì có tiền án ăn trộm.
Đây là bản án rất nhẹ, so với những bản án khác thời thực dân. Qua lời khai
của can phạm và những người làm chứng, chúng ta biết thêm những chi tiết
quan trọng sau đây :
— Từ năm 1910, Biện Toại đã vào đơn xin trưng khẩn phần đất mà về sau
xảy ra tranh chấp. Bấy giờ, chủ tỉnh có cấp cho biên lai. Nhưng biên lai ấy
bị ăn cướp đánh lấy mất, Toại làm đơn xin bổn nhì. Điều rất lạ là bộ sổ ghi
đơn xin khẩn đất ở Bạc Liêu vào năm ấy lại bị mất. Ai làm mất ? Phải
chăng là sự cố ý đánh cắp, thủ tiêu hồ sơ trong văn khố cũ, để cường hào
tha hồ tung hoành ! Viên chức ở tòa bố Bạc Liêu lúc vụ án xảy ra là ông
phủ Tâm. Nưhng ông này xác nhận rằng tài liệu cũ bị đánh cắp từ lâu rồi,
trước khi ông nhận chức.
— Ông hội thẩm Sự đã nhấn mạnh cho tòa nhớ rằng tiếng Việt khó dịch, thí
dụ như mấy tiếng “Chết sống ở đây” mà cô Trọng trả lời với tên cò
Tournier. Nếu viên đội thông dịch sai thì viên cò có thể nổi giận. “Chết
sống ở đây” có hai nghĩa. Một là “Dầu chết hay sống, tôi vẫn đứng tại đây,
đuổi tôi, tôi không đi đâu hết”. Hai là “Mạng đổi mạng tại đây”.
— Hương thân Hồ Văn Hi xác nhận rằng tên cò Tournier bắn trước, sau đó