Gianh, công trình khẩn đất và giữ đất lúc đầu chỉ do một số dân từ Quảng
Bình trở vào gánh vác. Bấy giờ, ưu thế của người Việt khong là kỹ thuật
canh tác cao, nhưng là ưu thế về tổ chức chính trị và quân sự. Bộ mấy hành
chính khá hoàn hảo đã giúp chúa Nguyễn theo dõi được tình hình ở những
địa phương xa xôi, quân đội có thể tập trung khá nhanh khi cần thiết. Đơn
vị xã hội nhỏ nhất là thôn ấp đủ khả năng tự trị, các tổ chức đồn điền có thể
tự quản trị về kinh tế và an ninh.
Quân đội Xiêm hùng mạnh, nhưng đi xa thì mất hiệu năng. Nước Cao Miên
bấy giờ quá suy nhược, vua chúa kém năng lực chỉ biết cầu viện với ngoại
bang, dân chúng thì ly tán : người Xiêm thường lùa bắt từng loạt dân Cao
Miên đem về xứ họ để làm nông nô phục dịch.
Vua chúa Việt Nam thúc đẩy việc khẩn hoang vì những lý do sau đây :
— Mở rộng địa bàn thống trị, đất rộng, dân giàu thì kinh đô được bảo vệ
chu đáo hơn.
— Thuế điền và thuế đinh gia tăng nhanh chóng.
— Nạn đói kém được giảm thiểu, nơi này thất mùa, nơi kia bù lại, ít có
nguy cơ nội loạn.
— Dân số gia tăng, thêm lính tráng, thêm dân xâu.
Bộ Đinh và bộ Điền tiêu biểu cụ thể cho nhân lực, tài lực. Với binh sĩ giữ
gìn bờ cõi và trấn áp nội loạn, với tiền bạc và nhân công làm xâu, vua chúa
tha hồ phung phí, sống xa hoa, xây đắp cung điện lăng tẩm, ưu đãi người
trong giòng họ, mua chuộc quan lại, để ngôi vị được ổn định, chống các
âm mưu ly khai ở địa phương.
Về phía dân chúng, khẩn hoang là việc tích cực, không phải là hưởng thụ,
thụ động, chờ thời vận.
* Phải có yếu tố thiên nhiên tương đối thuận lợi, đất quá thấp thì lúa dễ bị
ngập, quá cao thì gặp nạn thiếu nước. Từ nơi cư trú đến thửa ruộng, đường
đi phải gần để khỏi phí thì giờ lui tới, lúa đem về nhà không mất nhiều
công lao và phí tổn chuyên chở.
* Đủ nước ngọt để uống, nấu cơm và cho trâu bò uống.
* Gia đình đủ vốn liếng, đủ lúa gạo ăn trong khi chờ lúa chín. Lại còn quần
áo, tu bổ nhà cửa, thuốc uống, trầu cau, lúa gạo để nuôi heo gà, ghe xuồng,