diện tích.
Về sự phân khoảnh đất ruộng, 19 mẫu thảo điền đã kê khai chia làm ba sở :
5 mẫu, 8 mẫu, 6 mẫu.
Về sơn điền, chia ra 4 sở : 18, 17, 12 và 20 mẫu.
Địa bộ của làng chỉ có tên họ năm bảy ông điền chủ mà thôi.
Khu đất dành để cất chợ là 5 mẫu, do hai người đứng tên làm chủ. Cuối bổn
địa bộ, hương chức làng cam kết không khai thêm bớt, nếu sai lạc hoặc còn
đất ẩn lậu mà không khai thì chịu tội.
Về điền bộ, (tức là bộ ghi thuế điền) trước sau chỉ lập ra có bốn lần từ hồi
nhà Nguyễn tới khi thực dân Pháp đến, gọi là Đại Tu Điền Bộ, làm chuẩn
để thêm bớt vào những năm sau.
Bốn lần ấy là :
— Năm Thiệu Trị thứ ba.
— Năm Tự Đức nguyên niên.
— Năm Tự Đức thứ 11.
— Năm Tự Đức thứ 16.
Cũng làng Tân Bình (Lấp Vó) nói trên, so với địa bộ Minh Mạng hồi 12
năm về trước, có sự thay đổi rõ rệt : đất ruộng chịu thuế đã giảm về diện
tích trong khi các loại đất trồng đậu, khoai và trồng tre vẫn như cũ. Trong
địa bộ Minh Mạng không ghi đất công điền, nhưng trong điền bộ sau này
ghi rõ các sở công điền. Có lẽ diện tích sút giảm vì dân qua các làng khác
làm ăn, hoặc có sự ẩn lậu diện tích để trốn thuế. Đây là một làng thuộc tỉnh
An Giang, thành lập từ đời Gia Long nên dân lậu rút bớt qua các làng tân
lập, khiến các chủ điền vì sợ đóng thuế không nổi nên hiến cho làng để
làm công điền ; một số đất khác thì lần hồi canh tác rồi cũng bỏ hoang.
Đất thiệt trưng, tổng cộng 165 mẫu trong đó “điền” (đất làm ruộng) là 58
mẫu và “thổ” (các loại trồng tỉa khác) là 106 mẫu.
Thảo điền gồm một sở công điền 5 mẫu và 10 mẫu tư điền khác chia làm
hai sở.
Sơn điền gồm 42 mẫu, trong đó công điền ba sở, tư điền hai sở. Đáng chú ý
là có một sở 12 mẫu do Mai Văn Ngọc làm chủ, ông này vì can án theo
ngụy (phải chăng là theo ngụy Khôi) nên đất bị tịch biên đem vào công