luôn luôn mượn tiền trước với tiền lời rất nặng, lắm khi vì đau yếu hay cờ
bạc, vợ và con phải làm việc thay thế để trừ nợ.
— Người nghèo không gia cư, đã túng thiếu đổ nợ ở các làng cũ nếu có chí
thì đi nơi khác xin lập làng mới, chịu khó làm ăn thì có thể trở thành điền
chủ nhỏ, được làm hương chức. Trong nhiều trường hợp, người đi lập làng
thường lôi kéo theo nào là bạn thân, nào là bà con xa, bà con gần để trong
việc làm ăn hàng ngày họ sống trong bầu không khí thân mật và tin cậy
hơn.
Đơn xin lập làng làm ra hai bổn, dâng lên quan Bố chánh. Trong đơn ghi rõ
:
— Ranh giới tứ cận của làng mới lập.
— Tên những người gia trưởng (điền hộ).
— Ranh giới các sở đất xin khẩn, tên chủ đất, diện tích, loại đất gì (sơn
điền, thảo điền hoặc vu đậu).
— Nêu rõ tên làng mới (xin đặt tên).
— Xin miễn thuế, miễn sưu và miễn lính trong ba năm.
— Ghi tên những người dân bộ (bộ đinh) để bảo đảm có số thuế tối thiểu
trong tương lai.
Quan Bố chánh nhận đơn, chỉ cần biết rõ ranh giới làng mới và tên tuổi của
dân lập làng (gồm dân đã từng đứng bộ trong làng khác và dân lậu) rồi phê
vào mấy chữ : “Phú hồi sở tại phủ viên khám biện”.
Khi nhận được lịnh, quan phủ bèn đến tận nơi với vài nhân viên (lại lệ), đòi
hương chức các làng kế cận, luôn cả viên cai tổng để xác nhận rằng làng
mới xin lập không lấn ranh vào những làng đã có ở bốn phía và chẳng ai
ngăn cản. Dân xin lập làng phải có mặt để xác nhận chịu khẩn và chịu đóng
thuế, sở đất của người này không lấn ranh vào sở của người kia. Dân lậu
xin lập làng cũng đến để được điều tra xem có tội trạng, tiền án, hoặc có giả
mạo tên tuổi không. Quan phủ cho đo diện tích để biết lần đo trước của dân
làng có chính xác chăng (dư hoặc thiếu), xem ranh giới từng sở đất, tên
người chủ, loại sơn điền, thảo điền hoặc đất trồng dâu, trồng khoai đậu...
Luôn dịp ấy, quan phủ nhìn nhận cho người xin lập làng làm chức thôn
trưởng, cấp cho con dấu nhỏ, hình chữ nhựt, theo nguyên tắc con dấu phải