cống. Trà Toàn bị giải về đến sông Thiên phái thì lo sợ mà chết, vua sai
chém đầu bêu ở đầu thuyền.
Thế là bước đường nam tiến của dân tộc ta sau trận này thì đã tiến đến
biên giới phía bắc tỉnh Phú yên rồi vậy.
Tháng 6 năm ấy (1471), vua Lê Thánh Tôn lấy đất Chiêm-thành mà đặt
làm Quảng-nam thừa-tuyên và vệ Thăng hoa, và đặt ra Quảng nam tam ty.
Năm Hồng đức thứ 3 (1472) em Trà Toàn là Trà Toại trốn vào trong
núi, rồi sai sứ cáo nạn với nhà Minh và xin phong. Vua Thánh tôn sai Lê
Niệm đem binh đuổi theo bắt được Trà Toại, hơn 30 năm rồi chết ở đó.
Năm thứ 21 (1490) định bản đồ trong nước thì thừa tuyên Quảng nam
lĩnh 3 phủ 9 huyện : 1. Phủ Thăng hoa thống 3 huyện Lê giang, Hy giang,
Hà đông. 2. Phủ Tư nghĩa, thống 3 huyện Nghĩa giang, Bình dương, Mộ hoa
(nay Quảng nghĩa) 3. Phủ Hoài nhân, thống 3 huyện Bồng sơn Phù ly, Tuy
viễn, (nay Bình định). Thời vua Lê Hiến tôn, con Trà Toại Trà Phúc lấy trộm
hài cốt cha trốn về nước rồi sai người sang nhà Minh cầu cứu đóng thuyền
bè chứa lương để đồ phản kháng. Đòi vua Uy mục bắt được mấy người
Chiêm ở ngoài bể, tra biết mưu ấy, bèn sai Lý tử Vân vào kinh lý Quảng
nam để phòng bị, việc ấy mới yên.
Đến đời họ Nguyễn làm chúa phía nam, Chiêm thành vẫn thần phục,
sau lại thường hay quấy nhiễu ngoài ven. Năm Tân-hợi (1611), Gia dụ
vương sai chủ sự là Văn Phong lĩnh binh đi đánh, chiếm lấy đất đặt làm phủ
Phú-an, lĩnh 2 huyện Đồng xuân Tuy hoà (nay tức là tỉnh Phú-an), rồi sai
Văn Phong lưu thủ đất ấy. Đến đời Sĩ vương, Văn Phong làm phản. Sĩ
vương sai phó tướng là Nguyễn-phúc-Vĩnh giẹp tan được rồi lập đất ấy làm
doanh Trấn biên.
Thời Hiền vương, vua Chiêm-thành là Bà tấm xâm vào Phú-an, vương
sai cai cơ là Hùng Lộc làm thống binh, sá sai là Minh Võ làm tham mưu,
lĩnh 3000 quân đi đánh Hùng lộc tiến binh qua núi Thạch bi, kéo thẳng đến
thành, thừa lúc ban đêm phóng hoả đánh phá. Bà tấm phải chạy đi trốn.
Quân ta chiếm đất đến sông Phan giang (1656), rồi lấy ở phía đông sông ấy