giết xong Hoàng-Tiến kéo quân sang thẳng Cao-mên, chẳng khác gì cơn gió
to quét đám lá rụng, chỉ chớp mắt là thành công, đó là cái kế lưỡng toan
đấy ».
Nghĩa vương mừng lắm truyền lệnh sai Nguyễn Thắng-Long làm thống
binh. Văn vị làm tham mưu, Hoàng-tiến làm tiên-phong lĩnh binh đi đánh
Cao-mên.
Xẩy có tên là thiên lộc nguyên là cháu ngoại quan phó tướng doanh
trấn-biên là Mai-vạn-Long tính và tham lam, nghe đất cao mên lắm của sinh
lòng đồ lợi, bèn vào triều bẩm rằng : « Cậu tôi là Mai vạn Long sai tiểu thần
vào bái bẩm rằng : Cậu tôi mong ơn vương thượng, trấn thủ biên cương,
chức làm đại-tướng, hưởng lộc nhớn của triều đình nên phải báo ơn triều
đình mới phải. Nay nước Cao-mên phản bội, vương thượng sai Thắng-long
làm thống binh, thế là cho tỳ tướng giữ trách nhiệm của đại tướng đó. Cậu
tôi xấu hổ, còn mặt mũi nào trông thấy người nước Nam nữa. Vậy xin
vương thượng cho cậu tôi được lĩnh chức ấy để giẹp nơi biên cảnh, cho tỏ
đôi chút công danh đôi chút với đời ».
Nghĩa vương phán rằng : « Ta không phải là không biết cậu ngươi,
song việc đi đánh Cao-mên là đám giặc nhỏ, can gì phải đem ngọc ra chọi
với đá. Huống chi đường đất xa xôi, núi rừng hiểm trở, cho nên ta không nỡ
sai y đó thôi ».
Thiêm-Lộc bẩm rằng : « Vương thượng thương đến lão thần, ơn tầy
giời bể, dù tan xương nát thịt cũng chưa báo đền được ơn ấy. Song xem như
mã-Viên Triệu-Vân ngày xưa. Ngoài 70 tuổi còn cưỡi ngựa cầm quân đi
đánh giặc được, huống chi cậu tiểu thần chưa đến 60 tuổi mà sức vẫn mạnh
mẽ, có lẽ nào lại dám từ lao ? Vậy xin vương thượng cứ cho cậu tiểu thần
lĩnh binh đi đánh giặc cho được thoả lòng ao ước ».
Nghĩa vương cười mà rằng : « Nhà ngươi nói cũng có lẽ phải. Bèn lại
đổi sai Mai-vạn-Long làm thống binh, cai cơ là thắng sơn, và cai đội là Tân-
lễ làm tả hữu vệ trợ. Hoàng Tiến thì vẫn làm tiên phong như cũ, còn Thắng
long, Văn vị cũng đều cho đi tòng chinh cả ».