LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 154

qua đời. Từ giữa năm 1941 đến cuối năm 1943, tù nhân chết vợi hẳn đi,
chôn chật nghĩa địa Hàng Keo, bọn chúa ngục cho mở thêm nghĩa địa Hàng
Dương

2

để chôn tù .

Theo số liệu tổng kết chưa đầy đủ, có khoảng 3.000 tù nhân đã chết trong

thời kỳ này bởi chế độ tù đày ải nghiệt ngã của thực dân Pháp, trong đó có
nhiều nhà yêu nước như Nguyễn An Ninh, Võ Công Tồn... Mỗi người chết
được bó hai chiếc bao bàng

3

, một chiếc trùm từ đầu xuống, một chiếc từ

chân lên, sau đó được cột chặt bằng 7 nút lạt ở cổ, ở bụng và ở chân. Xế
chiều, một tên ma tà đưa vài người thường phạm đến lượm xác tù nhân chất
lên xe bò chở ra Hàng Dương vùi qua loa xuống cát, nhiều người còn đang
hấp hối chúng cũng bắt bó lại đem chôn luôn, cảnh tượng thật là thê thảm.

Khi nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh hy sinh, những người cộng sản

đã vận động Phuốchiyê (pouminier), người kỹ sư, chủ sự Nhà Đèn Côn
Đảo, bỏ tiền mua cho ông một cỗ áo quan bằng gỗ nhưng chúa đảo đã lạnh
lùng bác bỏ, bắt bó bao bàng đem chôn như hàng ngàn người tù đã chết.
Những người tù chính trị và tù thường, mỗi lần đi làm khổ sai qua Hàng
Dương lại nhặt đá đắp lên ngôi mộ của ông và mộ đồng chí Lê Hồng
Phong, bất chấp sự đánh dập của bọn gác ngục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.