LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 232

Đêm kịch Bôlae

Bruylê đang chờ đợi cơ hội để gỡ gạc lại uy tín sau một thời cai trị đày

ắp các phúc trình về tù nhân vượt ngục. Giữa lúc ấy, Cao ủy Bôlae (Emile
Bolaert) ghé Côn Đảo trước khi mãn nhiệm ở Đông Dương, trở về Pháp
giữa mùa thu 1948. Bruylê quyết định ra mắt quan thày bằng vở kịch Thầy
thuốc bất đắc dĩ (Le Médecin malgrélui) của Môlie mà y đã có dịp thưởng
thức tài nghệ của các diễn viên tù. Bruylê vừa vuốt ve, vừa răn đe ban kịch:
“Tôi biết các anh diễn kịch hay lắm. Phải diễn cho tốt và nghiêm chỉnh.
Cuộc sống của các anh sau này tốt hay xấu đều phụ thuộc vào đêm diễn
ấy”.

Ban kịch đã thảo luận khá gay gắt về việc diễn hay không diễn. Có người

không muốn diễn vì sợ để lại tiếng xấu là tù kháng chiến diễn kịch mua vui
cho Cao úy Pháp, làm nổi danh cho Giám đốc Bruylê, để cho hắn điều
khiển theo ý muốn... Có người lại đề nghị là cứ nhận lời, nhưng không diễn
mà nhân dịp giáp mặt Bôlae sẽ lên án chế độ thực dân xâm lược và chế độ
nhà tù man rợ ở Côn Đảo. Sau cùng, họ thỏa thuận với nhau: diễn kịch và
tố cáo.

Biết đêm kịch này lành ít dữ nhiều, họ đã rút vở kịch lại còn một màn,

chọn ít diễn viên để bớt phần tổn thất. Chỉ có 5 người, thuộc Ban kịch tù áo
trắng: Lương Văn Thắng, Nguyễn Ngọc Lân (thư ký kho bạc), Trần Duy
Giang (Văn phòng Giám đốc), Lưu Phè (Sở rẫy Giám đốc), Quang (hợp tác
xã tiêu thụ).

Bôlae không đặt chân lên Côn Đảo. Đoàn diễn viên tự hoá trang sau bữa

cơm chiều rồi theo tốp lính áp tải xuống canh, ra chiếc tuần dương hạm đậu
ngoài vịnh Côn Lôn. Dự “Đêm kịch Bôlae” có cả Đô đốc Tư lệnh Hải quân
Pháp ở Viễn Đông Ba tê (Battet) theo tàu hộ tống và phóng viên hãng thông
tấn A.F.P, phóng viên các tờ Sài Gòn Nhật Báo, Viễn Đông Nhật Báo cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.